trong lĩnh vực bảo vệ ngƣời tiêu dùng, chống cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội
Trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng
Trong một xã hội, dù kinh tế phát triển đến đâu thì ngƣời tiêu dùng vẫn là lực lƣợng đông đảo và quyết định sự phát triển đó. Là một lớp ngƣời đông đảo trong xã hội, đặc biệt là trong một xã hội văn minh vì con ngƣời, do con ngƣời, ngƣời tiêu dùng lại càng hiểu rõ hơn và có quyền đƣợc bảo đảm lợi ích chính đáng. Và đó cũng thực sự đã trở thành một vấn đề đƣợc các nƣớc tiến bộ đặc biệt quan tâm.
Ngày 9/5/1985 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết số 39/ 948 có tên gọi là “các nguyên tắc chỉ đạo để bảo vệ ngƣời tiêu dùng” (Guidelines for consumer Protection), trong đó công bố 8 quyền cơ bản của ngƣời tiêu dùng. Với công bố này, ngƣời tiêu dùng đã thực sự trở thành một đối tƣợng đặc biệt đƣợc quan tâm và bảo vệ không chỉ trong khuôn khổ mỗi quốc gia mà nó đƣợc phổ biến trên toàn thế giới [54,tr.19].
Song, trên thực tế, ở đâu đó, ngƣời tiêu dùng luôn phải đối mặt với những thách thức, luôn bị đe doạ quyền lợi của mình. Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, là một việc làm thƣờng xuyên và lâu dài. Nó đòi hỏi sự nỗ lực không những của bản thân ngƣời tiêu dùng mà còn cần có sự tham gia của toàn xã hội, trong đó có các doanh nghiệp và vai trò quản lí của nhà nƣớc. Một trong những qui định của pháp luật nhằm hƣớng tới việc bảo vệ ngƣời tiêu dùng đó là việc ngăn chặn các hành vi xâm hại quyền lợi chính đáng của ngƣời tiêu dùng trong hoạt động quảng cáo.
dùng 1999 đƣợc ban hành thì vấn đề bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng mới đƣợc đặt ra trong lĩnh vực quảng cáo. Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam tại Điều 3 đã qui định “nghiêm cấm lợi dụng quảng cáo dƣới mọi hình thức gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nƣớc, xã hội và công dân"[43,tr. 28]. Nhƣ vậy, có thể hiểu khái niệm "công dân" ở đây đã bao hàm cả ngƣời tiêu dùng. Luật Thƣơng mại 1997 đã đƣa ra nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của ngƣời tiêu dùng (Điều 9), trong đó cấm quảng cáo dối trá.
Có thể nhận thấy pháp luật hiện hành của Việt Nam cũng đã đề cập vấn đề này nhƣng chƣa đầy đủ và nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau: Luật báo chí 1990, Luật Thƣơng mại 1997, Pháp lệnh chất lƣợng hàng hoá 1999, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 1999, Luật hình sự 1999… và gần đây nhất là Pháp lệnh quảng cáo 2001. Vì thế, vấn đề đặt ra là tiếp tục hoàn thiện hơn nữa các qui định pháp luật có liên quan đến quyền lợi ngƣời tiêu dùng, cả trong lĩnh vực quảng cáo.
Vấn đề chống cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh của các nƣớc đều qui định rằng hành vi quảng cáo không trung thực là một biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bất hợp pháp. Theo đó, quảng cáo không trung thực đƣợc hiểu là hành vi quảng cáo trái với pháp luật hoặc trái với thuần phong mỹ tục đồng thời đe doạ quyền lợi của các doanh nghiệp khác hoặc của khách hàng. Quảng cáo trái pháp luật nhƣ quảng cáo hàng hoá không đúng quy cách, phẩm chất, có tính chất nhử mồi, giật gân hoặc bắt chƣớc sản phẩm quảng cáo của doanh nghiệp khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng; có hành vi nói xấu, lăng mạ đối thủ cạnh tranh, làm mất uy tín đối tác cạnh tranh; quảng cáo gây sức ép tâm lý, lợi dụng ấn tƣợng sợ hãi một cách không chính đáng;
quảng cáo so sánh; quảng cáo về nhân thân, quảng cáo tâng bốc [34,tr.27]. Việt Nam đang xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi quảng cáo không trung thực ở Việt Nam nằm rải rác trong một số Luật và Pháp lệnh dƣới hình thức là những điều cấm không đƣợc làm nhƣ: Bộ luật dân sự 1995, Luật Thƣơng mại 1997, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 1999, Pháp lệnh quảng cáo 2001… Tuy nhiên, các qui định này chủ yếu mang tính chất quản lý, phục vụ cho sự quản lý của nhà nƣớc mà chƣa thể hiện rõ hậu quả pháp lý của các hành vi quảng cáo không trung thực. Hơn nữa, so với pháp luật các nƣớc và thực tiễn áp dụng thấy rằng, các qui định này còn rất chung chung, không đi vào cuộc sống do nó chỉ có tính hình thức mà thôi. Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay của chúng ta là phải xây dựng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, lành mạnh.
Vấn đề đặt ra là đến giới hạn nào, bằng phƣơng thức nào có thể chấp nhận đƣợc và đƣợc coi là lành mạnh. Do đó, việc xác định cụ thể nội hàm, yếu tố cấu thành của hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng bị chi phối và phụ thuộc vào quan niệm, truyền thống, đạo đức, phong tục, tập quán của các dân tộc, các quốc gia và tựu trung lại là những hành vi mang tính dối trá, lừa dối, mờ ám không minh bạch.. nhƣ lừa dối, ép buộc khách hàng, quảng cáo sai sự thật, làm hàng giả, nói xấu đối thủ… Những hành vi này đều bị coi là không lành mạnh và phải bị pháp luật ngăn cấm [49, tr.21].
Với mục đích ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra do hành vi quảng cáo không trung thực gây ra, bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng, ngƣời sản xuất, lợi ích xã hội, bảo đảm môi trƣờng kinh doanh lành mạnh, một số hành vi quảng cáo bị pháp luật nghiêm cấm. Những hành vi này đƣợc qui định tại
Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo và Điều 3 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP cũng nhƣ Thông tƣ số 43/2003/TT-BVHTT. Có thể nói, đây là lần đầu tiên các qui định về cấm quảng cáo đƣợc qui định một cách khá đầy đủ, chi tiết và phù hợp với tình hình thực tiễn.
Trong số các hành vi quảng cáo bị cấm trong Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, có một số hành vi quảng cáo thƣờng đƣợc pháp luật cạnh tranh xếp vào những hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ: lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự, uy tín hoặc xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; quảng cáo nói xấu, so sánh hoặc gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ của ngƣời khác; dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không đƣợc sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó; quảng cáo không đúng chất lƣợng hàng hoá, dịch vụ; không đúng địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Một trong những hình thức quảng cáo không lành mạnh đó là quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Theo khoản 4 Điều 5 Pháp lệnh quảng cáo thì quảng cáo gian dối là hành vi bị nghiêm cấm. Trên thực tế, những quảng cáo lừa dối khách hàng đƣợc biểu hiện dƣới những hình thức nhƣ: giảm giá nhƣng thực chất là lên giá; quảng cáo kiểu “mắc mồi và giật”; ghi giá bán sai.
Theo Luật Thƣơng mại Việt Nam, mọi hình thức quảng cáo bằng việc sử dụng phƣơng pháp so sánh hàng hoá, dịch vụ của mình với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của thƣơng nhân khác, gây nhầm lẫn cho khách hàng đều bị cấm (khoản 5 Điều 192). Thống nhất với qui định này, khoản 7 Điều 3 Nghị định số 24/2003/NĐ-CP cũng nghiêm cấm hành vi quảng cáo so sánh. Còn về quảng cáo bắt chƣớc, cả Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hƣớng dẫn thi hành không nhắc đến hành vi quảng cáo "không đẹp" này. Nhƣng cùng với
quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chƣớc đƣợc tại khoản 5 Điều 192 Luật Thƣơng Mại 1997.
Pháp luật ngăn chặn quảng cáo so sánh, bắt chƣớc là phù hợp bởi điều đó khiến ngƣời tiêu dùng không nhận ra, họ có thể nhầm lẫn giữa sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Nghị định số 32/1999/NĐ-CP và Pháp lệnh quảng cáo cũng nhƣ các văn bản hƣớng dẫn thi hành đều không qui định chi tiết gì thêm về điều khoản này. Chính sự không rõ ràng, cụ thể của pháp luật nên việc đánh giá các hành vi này là rất khó khăn không chỉ cho ngƣời tiêu dùng mà ngay cả những ngƣời kinh doanh cũng gặp lúng túng.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ và đóng góp tích cực cho nền kinh tế xã hội, quảng cáo cũng đã bộc lộ một số những hạn chế của nó, mà một trong những hạn chế nhức nhối đó là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh. Có lẽ, chƣa bao giờ những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động quảng cáo lại bùng phát nhiều nhƣ hiện nay ở nƣớc ta. Điều đáng nói hơn là những hành vi này diễn ra một cách công khai ngay trƣớc mắt công chúng, hàng ngày, hàng giờ dù muốn hay không họ vẫn phải "sống chung" với nó.
Những hành vi quảng cáo gian dối, quảng cáo so sánh, quảng cáo bắt chƣớc thậm chí quảng cáo quá lố về sản phẩm, dịch vụ của mình đang trở thành căn bệnh trong hoạt động quảng cáo. Cùng với nó là sự gia tăng về quy mô và mức độ tinh vi trong các hành vi quảng cáo không lành mạnh. Có nhiều hình thức so sánh đƣợc các chủ quảng cáo sử dụng với mục tiêu cạnh tranh lẫn nhau: quảng cáo so sánh mang tính phê phán, quảng cáo so sánh tuyệt đối hay đƣa ra những lời lẽ mập mờ về các sản phẩm, hàng hoá cùng loại khiến ngƣời tiêu dùng hoang mang, lo lắng không biết đúng sai ở đâu.
khi xem các quảng cáo với những câu khẳng định: "da bạn sẽ trắng dần lên sau 7 ngày sử dụng: POND'S"; kèm theo đó là tình cảm cũng phát triển lên nhờ có sử dụng loại mỹ phẩm này. Hình ảnh đôi trai gái từ chỗ "anh chàng" nhìn cô gái quay đi khi thấy cô có nƣớc da "đen"; đến khi, da cô "trắng hồng lên" và anh ta đã: "Tuyết Anh ơi mình đi chơi nhé"; tiếp đến là: "Tuyết Anh ơi mình đính hôn nhé"... của một hãng mỹ phẩm. Tất cả đó chỉ là quảng cáo. Là một ngƣời có nƣớc da không đẹp, tác giả dám bỏ ra một khoản tiền nếu có thể khiến "da trắng hồng" lên. Song, sau một thời gian gấp nhiều lần 7 ngày thử biến mình thành một khách hàng của hãng mỹ phẩm ấy, vậy mà kết quả vẫn là con số không. Thậm chí, da mặt thỉnh thoảng xuất hiện những vết "lang ben" xấu xí.
Một tình trạng khá phổ biến đi kèm với các quảng cáo không trung thực đó là đƣa ra những chứng nhận của Viện nọ, Tổ chức kia. Có ai biết chính xác các chứng nhận này là đúng hay sai, có cơ quan nào đứng ra kiểm chứng cho những công nhận đó ở Việt Nam. Tất cả những điều đó phụ thuộc phần lớn vào lƣơng tâm cũng nhƣ trách nhiệm của ngƣời trong cuộc. Nhƣng một thực tế là, vì cạnh tranh lẫn nhau, vì mục tiêu chạy theo lợi nhuận, các nhà quảng cáo sẵn sàng bất chấp pháp luật, bất chấp nguyên tắc hoạt động nghề nghiệp để cố tình vi phạm. Hậu qủa của những quảng cáo lừa dối khách hàng trong các sản phẩm dƣợc phẩm, y tế là điều không thể chấp nhận đƣợc. Cho đến thời gian này, sau rất nhiều qui định pháp luật về hoạt động quảng cáo đƣợc đƣa ra với mục đích làm trong sạch, lành mạnh môi trƣờng quảng cáo hơn, vậy mà những quảng cáo cho các Phòng khám tƣ nhân vẫn ngang nhiên thực hiện. Ngƣời ta thực sự nghi ngờ khi các Phòng khám này chữa trị cho đủ các loại bệnh, từ đơn giản cho đến những bệnh mà hiện nay y học thế giới còn đang bó tay. Đã không ít trƣờng hợp ngƣời tiêu dùng "tiền mất, tật mang" khi tin theo những lời quảng cáo này.
Vấn đề bảo vệ thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội
Khi xã hội đƣợc phát triển, tất cả các hoạt động trong nó đều đƣợc nâng lên một tầm mới, quảng cáo cũng nhƣ vậy. Hiện nay dƣ luận rất đang chú ý đến “tính văn hóa” của sản phẩm quảng cáo. Quảng cáo không thể tồn tại mà không lệ thuộc vào môi trƣờng của nó. Môi trƣờng của quảng cáo bao gồm: kinh tế, văn hoá - xã hội, đạo đức, pháp luật. Văn hoá, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội là những khái niệm hết sức trừu tƣợng, định tính, phụ thuộc vào cách nhìn nhận, đánh giá rất khác nhau của mỗi ngƣời, mỗi dân tộc. Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt 1995, văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử [48, tr.62]. Thuần phong mỹ tục là những phong tục tốt đẹp, lành mạnh [48, tr. 80]. Còn đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc đƣợc dƣ luận xã hội thừa nhận, qui định hành vi, quan hệ của con ngƣời đối với nhau và đối với xã hội [48,tr. 56].
Trong số những quảng cáo đƣợc phát hành ra công chúng, không phải quảng cáo nào cũng phù hợp với các giá trị, chuẩn mực tốt đẹp của xã hội. Để các giá trị, nguyên tắc, chuẩn mực văn hoá, xã hội không bị xâm phạm, đồng thời, giữ gìn trật tự công cộng, an ninh xã hội, thông thƣờng các quốc gia đều bảo vệ chúng. Một trong những phƣơng thức bảo vệ hữu hiệu nhất mà nhà nƣớc sử dụng đó là các qui định pháp luật. Bằng pháp luật, nhà nƣớc định ra những hành vi đƣợc phép hay không đƣợc phép khi tham gia các hoạt động quảng cáo. Nhƣng phải thấy rằng, để bảo vệ văn hoá, truyền thống tốt đẹp cũng nhƣ đạo đức xã hội ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhân sinh quan, những chuẩn mực, những giá trị không thể thay đổi của dân tộc ấy. Và khi đó, pháp luật chỉ là bƣớc tiếp theo thể chế hoá các quan điểm, tƣ tƣởng chung. Vì thế, các qui định này không chỉ nằm trong pháp luật quảng cáo mà còn ở
Ngoài cuốn Từ điển Tiếng Việt, trong các văn bản pháp lý của Việt Nam chƣa bao giờ những khái niệm trên đƣợc luật hoá.Song, Pháp lệnh quảng cáo Việt Nam và một số văn bản pháp luật về hoạt động quảng cáo đều qui định cấm quảng cáo vi phạm, trái với văn hoá, thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội Việt Nam.
Các hành vi quảng cáo có hại tới giá trị nhân phẩm, thuần phong mỹ tục, sức khoẻ và nếp sống thanh lịch của ngƣời Việt Nam đã đƣợc đề cập trong Nghị định số 194/CP cách đây hàng chục năm. Tiếp đến, Luật Thƣơng mại 1997 cũng nghiêm cấm quảng cáo có sử dụng hình ảnh, hoạt động, âm thanh, tiếng nói chữ viết, biểu tƣợng, màu sắc, ánh sáng trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Nhƣ vậy, việc không cho phép quảng cáo làm ảnh hƣởng đến các giá trị, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đã đƣợc pháp luật thừa nhận và bảo đảm. So với các hành vi quảng cáo vi phạm vào các chuẩn mực đạo đức, văn hoá, phong tục tập quán đƣợc qui định tại Điều 192 Luật Thƣơng mại và Nghị định số 32/1999/NĐ-CP thì Pháp lệnh quảng cáo có một số điểm khác. Pháp lệnh quảng cáo qui định rộng hơn các hành vi bị cấm không đƣợc quảng cáo nhƣ: cấm quảng cáo làm lộ bí mật nhà nƣớc; cấm sử dụng hình ảnh ngƣời đứng đầu Đảng và nhà nƣớc Việt Nam; quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngƣỡng, tôn giáo.
Thật khó mà chấp nhận đƣợc khi các nhà phát hành quảng cáo vì những