Quản lý hoạt động sử dụng vốn và an toàn vốn

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 57)

Sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt, nó là hoạt động tạo ra thu nhập chính để duy trì và tạo ra nguồn lực để QTD phát triển. Tuy nhiên, nếu vốn huy động được mà sử dụng vốn lại không có hiệu quả thì khi đó sẽ dẫn QTD đi đến chỗ làm ăn thua lỗ, hoặc hoạt động cầm chừng, không có sức tăng trưởng.

Hệ thống QTD Bắc Ninh trong những năm qua đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hộ gia định, góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Đến 31/12/2011 tổng dư nợ của hệ thống QTD so với tổng dư nợ 490 tỷ đồng tuy có tăng so với những năm trước nhưng so với tổng dư nợ trên địa bàn lại chiểm tỷ trọng rất khiêm tốn (2%). Nguyên nhân chính do tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng trên

địa bàn rất cao (năm 1997 tổng dư nợ trên địa bàn 200 tỷ, năm 2011 dư nợ đạt trên 27000 tỷ đồng) và do chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp nông thôn sang tỉnh công nghiệp. Điều đó thể hiện hệ thống QTD tuy có sức tăng trưởng khá so với những năm trước đây nhưng luôn giữ một vị trí khiêm tốn trong việc cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn mà chủ yếu là cạnh tranh với Ngân hàng Nông nghiệp[25]

- Dư nợ của các QTD được tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước với nhịp độ trên 18%/năm (năm 2000 trở về trước nhịp độ tăng trưởng là 25%) thấp hơn nhịp độ tăng trưởng trung bình của các TCTD trên địa bàn. Nhưng so với giai đoạn trước thì dư nợ QTD sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh tăng mạnh.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng khá nhanh dư nợ, cho vay ồ ạt chạy theo lợi nhuận cùng với việc thẩm định không kỹ, cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn không đúng mục đich… do đó nợ quá hạn phát sinh nhiều; chất lượng tín dụng giảm sút. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo và chấn chỉnh nên tỷ lệ nợ xấu giảm còn dưới mức 1%, thu hồi nợ quá hạn kết quả khá, một số quỹ đã khắc phục được nhiều yếu kém để vươn lên, chất lượng hoạt động dần dần được củng cố và nâng cao.Tình hình sử dụng vốn của các QTD được thể hiện ở Bảng số 2.2 như sau:

Bảng số 2.2. Tình hình sử dụng vốn của các QTD tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 1997 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 14.485 265.078 341.697 409.315 490712 I, Theo T.gian Nợ ngắn hạn 13.168 90,9% 237.245 89,5% 311.969 91,3% 372.886 91,1% 426.919 87,0% Nợ trung, dài hạn 1.317 9,1% 27.833 10,5% 29.728 8,7% 36.429 8,9% 63.793 13,0%

II, Cho vay TCKT và thể nhân

Cho vay các TCKT 796,675 5,5% 15.905 19.818 5,8% 24.559 6,0% 34.350 93,0%

Cho vay thể nhân 13.688 94,5% 249.173 321.879 94,2% 384.756 94,0% 456.362 93,0%

III, Theo chất lượng 14.485 265.078 341.607 409.315 490.712

Nợ trong hạn 14.107 97,4% 263.932 340.348 99,6% 408.331 99,8% 489.324 99,7%

Nợ quá hạn 378 2,6% 1.146 1.259 0,4% 984 0,2% 1.388 0,3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Dư nợ của các QTD liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước: năm 1997 dư nợ là 51.408 triệu đồng; đến năm 2004 dư nợ đã là 164.787 triệu đồng; năm 2005 dư nợ là 200.613 triệu đồng; năm 2006 dư nợ là 234.333 triệu đồng và năm 2007 là 276.879 triệu đồng và năm 2011 là 490.712 tr.đ, thể hiện sự phát triển của hệ thống QTD trên địa bàn ngày mốt mở rộng và tiềm năng hấp thụ vốn trong nông thôn vẫn khá lớn.

- QTD thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm trên 95% tổng dư nợ, cho vay trung- dài hạn đã có bước tiến qua từng năm, điều đó cho thấy vốn cho vay vào mục đích sản xuất lâu dài đã được sử dụng nhiều hơn, người dân đã đi vào đầu tư vào chiều xâu. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn trung- dài hạn chỉ đạt ở mức dưới 5% tổng dư nợ. Điều này cho thấy khách hàng thường xuyên của QTD là cá nhân và các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ lể, nhu cầu sử dụng vốn trung- dài hạn đầu tư đổi mới thiết bị chưa nhiều…; một nguyên nhân khác nữa là do trình độ cán bộ QTD còn hạn chế, chưa biết cách thẩm định dự án cho vay trung- dài hạn khi người vay có nhu cầu nên có đối tượng vay trung- dài hạn nhưng QTD vẫn cho vay ngắn hạn.

- QTD cơ bản chủ yếu cho vay thể nhân (kinh tế hộ gia đình) chiếm tỷ trọng trên 94% tổng dư nợ. Nguyên nhân chính là do nhu cầu vốn của pháp nhân thường lớn, trong khi đó QTD chỉ được phép cho vay không vượt quá 15% Vốn tự có, mà hầu hết các QTD có vốn tự có ở mức thấp (QTD lớn nhất tỉnh Bắc Ninh mới chỉ được phép cho vay 1,5 tỷ đồng)

6.45% 6.59% 9.32% 12.50% 58.20% 6.94% Xây dựng

Công nghiệp chế biến, chế tạo

Hoạt động làm thuê của công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản Ngành khác

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành kinh tế Bắc Ninh

(Số liệu đến ngày 31/12/2011)

Ghi chú: - Cơ cấu dư nợ được phân theo 19 ngành kinh tế (theo quy định của Tổng cục Thống kê). - Thông tin "đầu vào" từ nhóm chỉ tiêu 1A.1, 1A.2 do Vụ dự báo thống kê, tiền tệ và Vụ tín dụng phụ trách

Cho vay phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu cho vay của QTD: năm 2011 chiếm 58,2%, Điều đó phù hợp với đắc điểm với đối tượng phục vụ thành viên chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh nhỏ, nông nghiệp, nông thôn là chủ yếu. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảm dấn do chuyển đổi cơ cấu ngành có xu hướng dịch chuyển sang công nghiệp và dịch vụ .

- Xét theo chất lượng dư nợ:

Dư nợ quá hạn tuy tăng nhưng tỷ trọng thì giảm, năm 1997 nợ quá hạn là 987 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 1,1%; đến năm 2004 là 923 triệu đồng chiếm 0,92%; năm 2005 nợ quá hạn là 1.087 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 2,1%; đến năm 2006 là 823 triệu đồng chiếm 0,82%; năm 2007 nợ quá hạn là 872 triệu

đồng, chiếm tỷ lệ 0,7%. Đến năm 2011 nợ quá hạn 1.388 tr.đ chiếm tỷ trọng 0,3%/Tổng dư nợ. Điều đó cho thấy hoạt động tín dụng của các QTD đã được nâng lên về mặt chất lượng, tỷ lệ nợ quá hạn giảm thấp sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh chứng tỏ hoạt động của QTD đạt kết quả khá hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)