- Với vai trò quản lý đối với các QTDND trên địa bàn, trong quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh luôn làm tốt vai trò tham mưu cho Cấp uỷ Đảng chính quyền tỉnh Bắc Ninh ban hành các văn bản pháp quy (Chỉ thị của UBND tỉnh, Tỉnh uỷ) chỉ đạo hoạt động của QTDND. Đặc biệt sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh
(2000-2005), hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa lại, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến khả năng an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế; hệ thống các QTDND chưa chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của UBND tỉnh, trong hoạt động còn mang nặng tính gia đình chủ nghĩa, không tuân thủ nguyên tắc và điều lệ quy định, chất lượng hoạt động chưa được nâng cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; công tác thu hồi nợ khó đòi ở một số QTDND gặp nhiều khó khăn; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động của QTDND chưa được quan tâm đúng mức,... Trước tình hình trên, trên cơ sở các văn bản của ngành, Nhà nước về tổ chức và hoạt động của QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu, đề xuất giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định, giám sát, điều hành các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đối với QTDND trên địa bàn có hiệu quả. Năm 2006, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 56/CT-UB ngày 26/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng và QTDND làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với QTDND. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các QTDND thực hiện các quy định của pháp luật, tổ chức đại hội thường niên, đại hội nhiệm kỳ đạt kết quả tốt, chuẩn bị và bố trí nhân sự đúng chỉ đạo của tỉnh, của ngành; thường xuyên nghe báo cáo và kiểm tra giám sát hoạt động của QTDND để kịp thời chấn chỉnh, củng cố, định hướng chỉ đạo. Nhờ có sự sát sao chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương mà trong hoạt động của QTDND đã hạn chế được nợ xấu gia tăng, hoạt động an toàn, tránh rủi ro, phục vụ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh[23]
bản quy phạm pháp luật dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình hoạt động, hơn nữa nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã không còn phù hợp trong quá trình thực hiện mà chưa kịp sửa đổi, thay thế dẫn đến hiệu quả không cao và gây nhiều khó khăn cho QTD.