Giai đoạn tiếp tục củng cố và phát triển (2000 2012)

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 44)

Đến 31/12/2011, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có 26 Qũy tín dụng Nhân dân cơ sở với tổng số thành viên là 20.937 thành viên đại diện cho 20.937 hộ gia đình, tương đương 104.685 nhân khẩu chiếm hơn 10% dân sổ của cả tỉnh, bình quân 825 thành viên/quỹ và 1 chi nhánh Quỹ tín dụng Trung ương đang hoạt động bình thường. Hoạt động của hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến nay luôn ổn định và có sự tăng trưởng khá cả về quy mô và chất lượng, những kết quả của các QTD đã có những đóng góp quan trọng đối với việc phát triển kinh tế khu vực tập thể và kinh tế - xã hội trên địa bàn nông nghiệp nông thôn ở địa phương; đáp ứng một phần nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện điều kiện sống của thành viên; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi trên địa bàn nông thôn[22]

Thời gian qua các QTD luôn được sự quan tâm, hỗ trợ của Cấp uỷ, Chính quyền địa phương và sự ủng hộ của đông đảo thành viên nên các chỉ tiêu hoạt động đều có sự tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, kết quả cụ thể được thể hiện ở Bảng số liệu.

- Thực trạng nguồn vốn hoạt động:

Đối với các QTD, vốn ban đầu (Vốn điều lệ) là vốn cổ phần của các thành viên đóng góp. Vốn điều lệ thường là nhỏ và theo quy định hiện nay tối

thiểu là 100 triệu đồng. Số vốn này làm cơ sở để QTD hoạt động ban đầu. Song nguồn vốn chính để hoạt động của QTD là nguốn vốn huy động từ các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, hoặc đi vay từ các nguồn vốn khác… trong đó vốn huy động là vốn quan trong nhất của các tổ chức tín dụng (TCTD).

Nguồn vốn hoạt động của QTD là toàn bộ giá trị tiền tệ do QTD huy động và tạo lập được dùng để cho vay và phục vụ các nghiệp vụ khác trong hoạt động của mình. Nguồn vốn quyết định quy mô hoạt động cho vay, là cơ sở đảm bảo khả năng thanh toán, chi trả và duy trì hoạt động của QTD. Do vậy, việc tạo ra nguồn vốn lớn có ý nghĩa có ý nghĩa cực kỳ quan trong đối với hoạt động của QTD. Thực tế đến 31/12/2011, hệ thống QTD trên địa bàn tỉnh đã huy động được một khối lượng vốn khá lớn để đảm bảo hoạt động của mình (theo số liệu Bảng số2.1)

Vốn tự có và vốn vay của QTD chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguốn vốn hoạt động, vốn điều lệ tăng dần cho thấy quy mô hoạt động của các quỹ cũng dẫn phát triển bởi các QTD muốn tăng dư nợ buộc phải đăng ký tăng thêm vốn điều lệ cho phù hợp và thích ứng với nguồn vốn đã huy động được đồng thời mới đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8%. Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, thường xuyên trên 70 đến 80% tổng nguồn vốn hoạt động. Đây là nguồn vốn hoạt động chủ yếu của QTD; trong nguồn vốn huy động 100% là nguồn tiền gửi tiết kiệm của dân cư, không có nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế khác bởi hoạt động của các quỹ tuy phát triển nhưng còn ở mức nhỏ hẹp, nghiệp vụ chính là huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm và cho vay các hộ sản xuất trên địa bàn[25]

Bảng số 2.1. Tình hình nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 1997 (tái lập tỉnh) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số 16.892 157.738 205.741 295.827 346.554 407.731 494.039 596.611 Trong đó: 1- Vốn điều lệ 1.898 10.797 14.007 19.715 25.445 30.102 36.240 42.672 Tỷ trọng (%) 11% 6,8% 6,8% 6,7% 7,3% 7,4% 7,3% 7,2% 2-Vốn huy động 13.727 114.045 154.264 213.524 278.493 330.028 396.089 478.772 Tỷ trọng% 81% 72,3% 75,0% 72,2% 80,4% 80,9% 80,2% 80,2% 3- Vốn Vay 1.012 22.600 23.410 44.080 21.982 27202 37.839 42.800 Tỷ trọng (%) 6% 14,3% 11,4% 14,9% 6,3% 6,7% 7,7% 7,2% 4- Vốn khác 255 10.296 14.060 18.508 20.634 20.399 23.871 32.367 Tỷ trọng (%) 2% 6,5% 6,8% 6,3% 6,0% 5,0% 4,8% 5,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của QTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh từ 1997 đến 2011

Formatted: Font: 14 pt Formatted: Font: 14 pt

Nguồn vốn huy động của các QTD trên địa bàn có mức tăng trưởng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Đến hết 2011 tổng ngồn vốn hoạt động đạt hơn 596 tỷ tăng gấp 37 lần so với năm mới tái lập tỉnh.

Từng quỹ căn cứ vào mục tiêu hoạt động của mình đã có chính sách huy động vốn phù hợp với tiềm năng ở địa phương và khả năng quản lý của mình để cho vay các thành viên trên địa bàn. Bộ máy điều hành trực tiếp tại các QTD là những người từng giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã, có uy tín với nhân dân địa phương và các QTD đều tham gia mua bảo hiểm tiền gửi nên được nhân dân địa phương tin tưởng gửi tiền.

Huy động vốn là tiền đề để các QTD mở rộng hoạt động tín dụng. Song việc huy động vốn chỉ thực sự có hiệu quả khi có sự cân đối hợp lý giữa huy động và sử dụng vốn. Nếu huy động quá nhiều so với khả năng sử dụng vốn, sẽ dẫn đến lãng phí vốn, tăng chi phí huy động, không mang lại hiểu quả kinh tế.

Tổng nguồn vốn hoạt động năm 2011 là 596.611 triệu đồng, tăng so với năm 2001 (năm thực hiện củng cố chấn chỉnh) là 465.000 triệu đồng, tỷ lệ tăng 120%. Bình quân 22.946 triệu đồng/quỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân trên 22%/năm. Cơ cấu nguồn vốn năm 2011 gồm:

Năm 2011, Vốn điều lệ là 42.672 triệu đồng, vốn điều lệ bình quân 16.392 triệu đồng/quỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân là 25%/năm. Nhìn chung hầu hết các QTD đều quan tâm đến việc tăng Vốn điều lệ để mở rộng quy mô hoạt động. Tuy nhiên, do thiếu kinh nghiệm trong quản lý điều hành nêm một số QTD có tốc độ tăng trưởng Vốn điều lệ không tương xứng với nhu cầu và khả năng tăng trưởng của dư nợ cho vay, do đó tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chưa cao, chỉ nằm trong khoảng 8-9%.

Nguồn vốn huy động tiền gửi trong dân cư năm 2011 là 478.722 triệu đồng. Bình quân 18.414 triệu đồng/quỹ, tốc độ tăng trưởng bình quân

20%/năm. Nhìn chung các QTD đã áp dụng nhiều biện pháp linh hoạt, với lợi thế gần dân, các QTD mở rộng tuyên truyền đến từng địa bàn dân cư, tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ hơn về mục đích hoạt động của QTD; các QTD chủ động đến tận nhà để vận động người dân gửi tiền, áp dụng các hình thức tặng quà khuyến mại, điều chỉnh lãi suất tiền gửi phù hợp vói từng thời kỳ… nhằm thu hút tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì vậy, công tác huy động vốn của các QTD trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm vừa qua đạt kết quả khá tốt, nguồn vốn huy động ổn định và đều có sự tăng trưởng qua các năm. Một số QTD đã tự cân đối được nguồn vốn hoạt động, hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên.

Tổng số vốn vay năm 2011 là 1.646 triệu đồng, chiếm 7% tổng nguồn vốn hoạt động; các nguồn vốn khác là 32.367 tr.đ chiếm tỷ trọng 5% tổng nguồn vốn hoạt động.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 44)