Hoạt động quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước, Quỹ tín dụng

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 48)

dụng nhân dân Trung Ương và Uỷ ban nhân dân các cấp

Những kết quả đạt được trong hoạt động quản lý nhà nước được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau:

- Triển khai kịp thời các văn bản pháp luật và ban hành các quy định hướng dẫn, chỉ đạo.

Thực hiện chức năng quản lý nhà nước của NHTW tại địa phương, chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo thống nhất trong thực thi thể chế, đã thực hiện nghiêm túc việc triển khai các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác ngân hàng, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của NHTW đến các

QTDND và các đơn vị trong tỉnh dưới nhiều hình thức: trực tiếp truyền đạt, tập huấn, sao chụp, ra văn bản hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là các văn bản có tính pháp lý cao như Luật NHNN Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật NHNN Việt Nam năm 2003, Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2003, Luật Hợp tác xã năm 2003, Luật thanh tra, quy chế và xử lý vi phạm... Đó cũng là những căn cứ pháp lý mà chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh sử dụng vào việc quản lý các QTDND trên địa bàn, hướng các QTDND hoạt động an toàn, lành mạnh đi đúng hành lang pháp luật.

Trên cơ sở đó Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh đã hướng dẫn và kiểm tra việc ban hành các văn bản để các QTD làm căn cứ để tổ chức thực hiện phù hợp điều kiện cụ thể ở mỗi QTDND. Đến nay các QTDND đã ban hành đầy đủ các quy chế và đúng với các quy định của pháp luật [38]

Sơ kết và tổng kết đánh giá hoạt động, trên cơ sở đó có văn bản chỉ đạo thực hiện nội dung Nghị quyết cuộc họp. Hàng năm Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh đã tiến hành sơ kết, tổng kết hoạt động của các quỹ tín dụng. Nội dung sơ kết, tổng kết gồm có:

Trên cơ sở kết quả giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và những phản ánh từ phía các quỹ tín dụng khi thực hiện các cơ chế, quy chế. Ngân hàng Nhà nước Đánh giá những mặt được; những tồn tại, sai phạm và những yếu kém; Nguyên nhân những tồn tại sai phạm, yếu kém;

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, diễn biến tình hình kinh tế và mục tiêu cần đạt được của các quỹ kết hợp với các nguyên nhân gây hoạt động của quỹ tín dụng yếu kém, sai phạm. Ngân hàng Nhà nước đưa ra các kiến nghị, yêu cầu trên cơ sở đồng thuận của các quỹ tín dụng tại cuộc họp để đưa ra những chỉ đạo cụ thể đối với tất cả các quỹ và từng quỹ tín dụng cơ sở thực hiện.

Với vai trò quản lý đối với các QTDND trên địa bàn, trong quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh luôn làm tốt vai trò tham mưu cho Cấp uỷ Đảng chính quyền tỉnh Bắc Ninh ban hành các văn bản pháp quy (Chỉ thị của UBND tỉnh, Tỉnh uỷ) chỉ đạo hoạt động của QTDND. Đặc biệt sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh (2000-2005), hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa lại, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến khả năng an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế; hệ thống các QTDND chưa chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của UBND tỉnh, trong hoạt động còn mang nặng tính gia đình chủ nghĩa, không tuân thủ nguyên tắc và điều lệ quy định, chất lượng hoạt động chưa được nâng cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; công tác thu hồi nợ khó đòi ở một số QTDND gặp nhiều khó khăn; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động của QTDND chưa được quan tâm đúng mức,... Trước tình hình trên, trên cơ sở các văn bản của ngành, Nhà nước về tổ chức và hoạt động của QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu, đề xuất giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định, giám sát, điều hành các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đối với QTDND trên địa bàn có hiệu quả. Năm 2006, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 56/CT-UB ngày 26/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng và QTDND làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với QTDND. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các QTDND thực hiện các quy định của pháp luật, tổ chức đại hội thường niên, đại hội nhiệm kỳ đạt kết quả tốt, chuẩn bị và bố trí nhân sự đúng chỉ đạo của tỉnh, của ngành; thường xuyên nghe báo cáo và kiểm tra giám sát hoạt động của QTDND để kịp thời chấn chỉnh, củng cố,

định hướng chỉ đạo. Nhờ có sự sát sao chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương mà trong hoạt động của QTDND đã hạn chế được nợ xấu gia tăng, hoạt động an toàn, tránh rủi ro, phục vụ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh

- Thực hiện tốt công khai hoá thủ tục hành chính

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh đã công khai hóa trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, tại trụ sở làm việc các thủ tục hành chính. Trong đó, công khai hóa đầy đử các thủ tục liên quan đến QTD ND[39]

Nội dung các thủ tục đều xuất phát từ cơ sở pháp lý do Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Trong đó nêu rõ - Trình tự thực hiện (các bước thực hiện); Cách thức thực hiện;thành phần hồ sơ; số lượng hồ sơ; thời hạn giải quyết; cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; phí, lệ phí; tên mẫu đơn, mẫu tờ khai; yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính. Qua đó các đơn vị và các cá nhân liên quan có thể thực hiện công việc của mình giảm bớt được thời gian, chi phí và tránh những nhiễu của cán bộ khi thực thi nhiệm vụ.

- Tổng kết đánh giá việc thực thi và đúc rút kinh nghiệm, kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung hoặc hủy bỏ các quy định không còn phù hợp với thực tế và gây cản trở cho mục tiên tôn chỉ của QTDND.

Đây là khâu cuổi cùng trong vòng tròn quản lý nhà nước, dùng để thực hiện việc quản lý ở vòng sau hiệu quả hơn. Được thực hiện cụ thể như sau:

Sau khi việc triển khai các quy định của pháp luật, các định hướng của đảng đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đến việc thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách đó. Trên cơ sở việc thanh tra, giám sát yêu cầu của việc thanh tra giám sát ngoài việc phát hiện các vi phạm, tồn tại còn phải đánh giá được hiệu quả của các chính sách đã triển khai về

mặt kinh tế, chính trị, xã hội; xác định được nguyên nhân các tồn tại hạn chế, các vi phạm, được phân ra làm 2 nguyên nhân chính là: Nguyên nhân khách quan do cơ chế chính sách, nguyên nhân chủ quan do con người để có những biện pháp, quy định mới điều chỉnh cho kịp thời.

Qua quá trình quản lý Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa hàng loạt các quy định, quy chế cho phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ, phù hợp và đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên qua như quy chế về tổ chức và hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định 48, nghị định 69 về sửa đổi bổ sung nghị định 48...), quy chế về cho vay ( quyết định 324, quyết định 1627, quyết định 780....), quy chế vầ xử phạt vi phạm hành chính, quy chế huy động, các quy định về lãi suất cho vay, huy động trong từng thời kỳ và các quy chế khác về quản trị điều hành, an toàn kho quỹ.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 48)