Hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)

Những kết quả đạt được trong hoạt động của QTDND được thể hiện thông qua một số nội dụng cụ thể:

- Xác lập được mô hình TCTD hợp tác hoạt động phù hợp với địa bàn nông nghiệp, nông thôn nước ta

Để thực hiện chủ trương thí điểm thành lập QTDND của Đảng và Chính phủ, NHNN đã chủ động nghiên cứu, tham khảo và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm một số mô hình TCTD hợp tác ở các nước tiên tiến, đặc biệt là hệ thống Quỹ tín dụng Desjardins - Canada và hệ thống Ngân hàng HTX - CHLB Đức. Qua thực tế hoạt động, đến nay hệ thống QTDND đã được NHNN thực hiện chuyển đổi từ mô hình 3 cấp sang mô hình 2 cấp; Mối liên kết trong hệ thống QTDND ngày càng trở lên chặt chẽ hơn thông qua hoạt động điều hoà vốn, hỗ trợ thông tin, tư vấn giữa QTDND Trung ương với các QTDND cơ sở và đặc biệt là sự ra đời Hiệp hội QTDND đã tạo nên một

tiền đề hết sức quan trọng cho việc hoàn thiện và phát triển mô hình hệ thống QTDND. Như vậy có thể khẳng định rằng mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống QTDND hiện nay về cơ bản đã được xác lập một cách phù hợp với các nguyên lý của loại hình TCTD hợp tác và điều kiện thực tiễn ở nước ta[23]

- Phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân

Kể từ khi triển khai thí điểm thành lập cho đến nay, hệ thống QTDND không ngừng lớn mạnh. Đặc biệt, trong thời gian củng cố, chấn chỉnh các chỉ tiêu hoạt động của các QTDND vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng thành viên, tổng nguồn vốn hoạt động, số tiền gửi huy động, số thành viên vay vốn, doanh số cho vay, tổng dư nợ cho vay; trong khi đó các chỉ tiêu chất lượng hoạt động ngày càng được cải thiện tốt hơn.

- Đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Từ khi được thành lập đến nay, hệ thống QTDND đã không ngừng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn ở những địa phương có QTDND. Thông qua việc huy động nguồn vốn nhãn rỗi trong dân cư nhằm cung cấp vốn cho các thành viên để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, phát triển ngành nghề, cải thiện sinh hoạt và đời sống, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nông nghiệp - nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, hoạt động của QTDND đã góp phần hình thành quan hệ sản xuất mới trên địa bàn nông thôn, bước đầu khôi phục lòng tin của quần chúng nhân dân với khu vực kinh tế tập thể nói chung và hệ thống QTDND nói riêng [23]

- Tạo dựng cơ sở vật chất bước đầu đáp ứng yêu cầu của hoạt động tiền

tệ, ngân hàng

hình thức tự xây dựng hoặc đi thuê, mượn. Đặc biệt, các QTDND cơ sở đã tự mua sắm các trang thiết bị chuyên dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh như két sắt, điện thoại, máy fax, vi tính,…Đến nay, hầu hết các QTDND đã vượt qua những khó khăn ban đầu, hoạt động có lãi và bắt đầu có tích luỹ để đầu tư vào cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, hoạt động của QTDND ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn, hiệu quả hơn và phục vụ cho thành viên tốt hơn.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Quỹ tín dụng nhân dân bước đầu đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và phát triển an toàn, bền vững

Trong thời gian qua, NHNN luôn đặc biệt quan tâm đến việc chỉ đạo, kiểm tra thực hiện kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QTDND; kiên quyết thay thế những cán bộ có phẩm chất, năng lực yếu kém; từng bước hạn chế tình trạng kiêm nhiệm của cán bộ chủ chốt; những cán bộ có vi phạm đã được xử lý nghiêm túc. Bên cạnh đó, việc đào tạo cán bộ cũng được thực hiện một cách bài bản và có hệ thống. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ đã phát huy tốt kiến thức chuyên môn được trang bị, góp phần tích cực vào việc nâng cao ý thức chấp hành luật pháp và cải thiện chất lượng hoạt động đối với việc tạo nền móng hoàn thiện và phát triển trong những năm tới [23] 2.3. Những hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2.3.1. Công tác tham mưu, triển khai văn bản quy phạm pháp luật

- Với vai trò quản lý đối với các QTDND trên địa bàn, trong quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh Bắc Ninh luôn làm tốt vai trò tham mưu cho Cấp uỷ Đảng chính quyền tỉnh Bắc Ninh ban hành các văn bản pháp quy (Chỉ thị của UBND tỉnh, Tỉnh uỷ) chỉ đạo hoạt động của QTDND. Đặc biệt sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh

(2000-2005), hoạt động của các QTDND trên địa bàn vẫn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan đưa lại, nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng đến khả năng an toàn cho ngân hàng và nền kinh tế; hệ thống các QTDND chưa chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của UBND tỉnh, trong hoạt động còn mang nặng tính gia đình chủ nghĩa, không tuân thủ nguyên tắc và điều lệ quy định, chất lượng hoạt động chưa được nâng cao, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro; công tác thu hồi nợ khó đòi ở một số QTDND gặp nhiều khó khăn; sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động của QTDND chưa được quan tâm đúng mức,... Trước tình hình trên, trên cơ sở các văn bản của ngành, Nhà nước về tổ chức và hoạt động của QTDND, chi nhánh NHNN tỉnh đã có nhiều cố gắng trong công tác tham mưu, đề xuất giúp cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết định, giám sát, điều hành các cấp, các ngành thực hiện kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động đối với QTDND trên địa bàn có hiệu quả. Năm 2006, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 56/CT-UB ngày 26/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động ngân hàng và QTDND làm chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương đối với QTDND. Theo đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các QTDND thực hiện các quy định của pháp luật, tổ chức đại hội thường niên, đại hội nhiệm kỳ đạt kết quả tốt, chuẩn bị và bố trí nhân sự đúng chỉ đạo của tỉnh, của ngành; thường xuyên nghe báo cáo và kiểm tra giám sát hoạt động của QTDND để kịp thời chấn chỉnh, củng cố, định hướng chỉ đạo. Nhờ có sự sát sao chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương mà trong hoạt động của QTDND đã hạn chế được nợ xấu gia tăng, hoạt động an toàn, tránh rủi ro, phục vụ kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh[23]

bản quy phạm pháp luật dẫn đến sự chồng chéo trong quá trình hoạt động, hơn nữa nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã không còn phù hợp trong quá trình thực hiện mà chưa kịp sửa đổi, thay thế dẫn đến hiệu quả không cao và gây nhiều khó khăn cho QTD.

2.3.2. Quản lý công tác huy động vốn

Do hoạt động của QTDND chủ yếu ở khu vực nông thôn nên quy mô hoạt động của QTDND nhỏ, huy động vốn tương đối khó khăn; mục tiêu hoạt động chủ yếu tương hỗ giữa các thành viên và không vì mục tiêu lợi nhuận nên tiềm lực tài chính hạn chế, khả năng tự bảo vệ của Quỹ tín dụng nhìn chung còn yếu; các khoản cho vay chủ yếu phục vụ khu vực nông nghiệp - nông thôn nên chứa đựng nhiều rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng. Bởi vậy, đối với các QTDND, muốn đáp ứng yêu cầu thường xuyên có tiền mặt trả tiền gửi cho khách hàng mà quỹ khả dụng thấp, một giải pháp duy nhất là thực hiện sự liên kết với nhau hỗ trợ lẫn nhau tiền mặt qua tổ chức trung gian đó là QTDTW. Trong hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân, tại một Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có vốn tiền mặt tạm thời chưa sử dụng đem gửi vào QTDTW để tạo nguồn đáp ứng chi trả của quỹ tín dụng cơ sở khác theo cơ chế cho vay điều hòa vốn. Tại QTDTW, nhận tiền gửi của quỹ tín dụng này cho vay quỹ tín dụng khác, thực chất là tập trung tiền mặt ở các quỹ tín dụng tạm thời chưa sử dụng đem cho vay các quỹ tín dụng có nhu cầu chi trả trước cho khách hàng.

Để cho hoạt động của cả hệ thống QTDND hiệu quả và an toàn thì trước hết cần phải xác định rõ vai trò lãnh đạo, đầu mối của QTDTW. Hiện nay, số vốn do các QTDND cơ sở đóng góp vào QTDTW mới chỉ chiếm tỷ trọng 7,45% tổng số vốn điều lệ. Do đó, Nhà nước đã phải hỗ trợ 83 tỷ đồng, tương đương 72,8%. Còn lại là phần đóng góp của các ngân hàng thương mại nhà nước (khoảng gần 20%). Với cơ cấu vốn như trên, hiện nay QTDTW là một

tổ chức tín dụng chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước và chuyển tải những định hướng hoạt động cho các QTDND cơ sở[25]

Do đó, QTDTW là một tổ chức hợp tác do các QTDND cơ sở xây dựng nên để tương trợ và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống QTDND. QTDTW là một đầu mối của hệ thống QTDND và giữ vai trò điều hòa vốn cho các QTDND cơ sở thành viên. Đến nay, trong cả nước có 25 chi nhánh QTDTW ở các tỉnh làm nhiệm vụ điều hòa vốn trong toàn hệ thống, thực hiện cho vay các QTDND cơ sở trên địa bàn, đồng thời, đảm bảo khả năng chi trả cho các QTDND gặp khó khăn. Tuy nhiên, với nguồn vốn của Quỹ tín dụng nhân dân trung ương hiện nay là chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trên địa bàn.

Mặt khác QTD nhân dân cơ sở lại không thể trực tiếp huy động vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Do đó khi cần thiết khả năng huy động vốn của QTD nhân dân là rất hạn chế.

2.3.3. Quản lý hoạt động sử dụng vốn và an toàn vốn

Sử dụng vốn có tầm quan trọng đặc biệt, nó là hoạt động tạo ra thu nhập chính để duy trì và tạo ra nguồn lực để QTD phát triển. Tuy nhiên, nếu vốn huy động được mà sử dụng vốn lại không có hiệu quả thì khi đó sẽ dẫn QTD đi đến chỗ làm ăn thua lỗ, hoặc hoạt động cầm chừng, không có sức tăng trưởng.

Hệ thống QTD Bắc Ninh trong những năm qua đã góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà chủ yếu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế hộ gia định, góp phần xoá đói giảm nghèo và hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Đến 31/12/2011 tổng dư nợ của hệ thống QTD so với tổng dư nợ 490 tỷ đồng tuy có tăng so với những năm trước nhưng so với tổng dư nợ trên địa bàn lại chiểm tỷ trọng rất khiêm tốn (2%). Nguyên nhân chính do tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng trên

địa bàn rất cao (năm 1997 tổng dư nợ trên địa bàn 200 tỷ, năm 2011 dư nợ đạt trên 27000 tỷ đồng) và do chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp nông thôn sang tỉnh công nghiệp. Điều đó thể hiện hệ thống QTD tuy có sức tăng trưởng khá so với những năm trước đây nhưng luôn giữ một vị trí khiêm tốn trong việc cạnh tranh giữa các TCTD trên địa bàn mà chủ yếu là cạnh tranh với Ngân hàng Nông nghiệp[25]

- Dư nợ của các QTD được tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước với nhịp độ trên 18%/năm (năm 2000 trở về trước nhịp độ tăng trưởng là 25%) thấp hơn nhịp độ tăng trưởng trung bình của các TCTD trên địa bàn. Nhưng so với giai đoạn trước thì dư nợ QTD sau giai đoạn củng cố, chấn chỉnh tăng mạnh.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng khá nhanh dư nợ, cho vay ồ ạt chạy theo lợi nhuận cùng với việc thẩm định không kỹ, cho vay sai đối tượng, sử dụng vốn không đúng mục đich… do đó nợ quá hạn phát sinh nhiều; chất lượng tín dụng giảm sút. Qua công tác thanh tra, kiểm tra, Ngân hàng Nhà nước đã cảnh báo và chấn chỉnh nên tỷ lệ nợ xấu giảm còn dưới mức 1%, thu hồi nợ quá hạn kết quả khá, một số quỹ đã khắc phục được nhiều yếu kém để vươn lên, chất lượng hoạt động dần dần được củng cố và nâng cao.Tình hình sử dụng vốn của các QTD được thể hiện ở Bảng số 2.2 như sau:

Bảng số 2.2. Tình hình sử dụng vốn của các QTD tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 1997 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 14.485 265.078 341.697 409.315 490712 I, Theo T.gian Nợ ngắn hạn 13.168 90,9% 237.245 89,5% 311.969 91,3% 372.886 91,1% 426.919 87,0% Nợ trung, dài hạn 1.317 9,1% 27.833 10,5% 29.728 8,7% 36.429 8,9% 63.793 13,0%

II, Cho vay TCKT và thể nhân

Cho vay các TCKT 796,675 5,5% 15.905 19.818 5,8% 24.559 6,0% 34.350 93,0%

Cho vay thể nhân 13.688 94,5% 249.173 321.879 94,2% 384.756 94,0% 456.362 93,0%

III, Theo chất lượng 14.485 265.078 341.607 409.315 490.712

Nợ trong hạn 14.107 97,4% 263.932 340.348 99,6% 408.331 99,8% 489.324 99,7%

Nợ quá hạn 378 2,6% 1.146 1.259 0,4% 984 0,2% 1.388 0,3%

Qua bảng số liệu trên cho thấy:

- Dư nợ của các QTD liên tục tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước: năm 1997 dư nợ là 51.408 triệu đồng; đến năm 2004 dư nợ đã là 164.787 triệu đồng; năm 2005 dư nợ là 200.613 triệu đồng; năm 2006 dư nợ là 234.333 triệu đồng và năm 2007 là 276.879 triệu đồng và năm 2011 là 490.712 tr.đ, thể hiện sự phát triển của hệ thống QTD trên địa bàn ngày mốt mở rộng và tiềm năng hấp thụ vốn trong nông thôn vẫn khá lớn.

- QTD thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn là chủ yếu, chiếm trên 95% tổng dư nợ, cho vay trung- dài hạn đã có bước tiến qua từng năm, điều đó cho thấy vốn cho vay vào mục đích sản xuất lâu dài đã được sử dụng nhiều hơn, người dân đã đi vào đầu tư vào chiều xâu. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn trung- dài hạn chỉ đạt ở mức dưới 5% tổng dư nợ. Điều này cho thấy khách hàng thường xuyên của QTD là cá nhân và các hộ kinh doanh có quy mô nhỏ lể, nhu cầu sử dụng vốn trung- dài hạn đầu tư đổi mới thiết bị chưa nhiều…; một nguyên nhân khác nữa là do trình độ cán bộ QTD còn hạn chế, chưa biết cách thẩm định dự án cho vay trung- dài hạn khi người vay có nhu cầu nên có đối tượng vay trung- dài hạn nhưng QTD vẫn cho vay ngắn hạn.

- QTD cơ bản chủ yếu cho vay thể nhân (kinh tế hộ gia đình) chiếm tỷ trọng trên 94% tổng dư nợ. Nguyên nhân chính là do nhu cầu vốn của pháp nhân thường lớn, trong khi đó QTD chỉ được phép cho vay không vượt quá 15% Vốn tự có, mà hầu hết các QTD có vốn tự có ở mức thấp (QTD lớn nhất tỉnh Bắc Ninh mới chỉ được phép cho vay 1,5 tỷ đồng)

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 52)