Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 38)

dụng nhân dân.

1.4.1. Nội dung pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân dụng nhân dân

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức tín dụng, hoạt động theo sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng. Theo đó: Luật Các tổ chức tín dụng quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Luật này áp dụng đối với các đối tượng sau đây: Tổ chức tín dụng; Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; Tổ chức,

cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Theo Quy định của Luật các tổ chức tín dụng: Tổ chức tín dụng là

doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài

chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó: Quỹ tín dụng nhân dân là tổ

chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Luật các tổ chức tín dụng quy định cụ thể về điều kiện cấp Giấy phép Thành lập và hoạt động của Tổ chức tín dụng. Trong khi đó đối với điều kiện cấp Giấy phép Thành lập và hoạt động của QTDND lại do quy định của NHNN.

Tương tự như vậy, trong luật Các Tổ chức tín dụng có quy định về cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành của Tổ chức tín dụng là Hợp tác xã, trong luật Hợp tác xã cũng có quy định này. Do đó có sự chồng chéo trong quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong hoạt động của QTDND còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản luật: Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010, Luật Thanh tra năm 2010 , Luật doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, NHNN, các Bộ có liên quan, UBND như: Các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của NHNN, Nghị quyết của UBND về việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của QTDND; về Tổ chức và hoạt động của QTDND; về Quy định tiêu chuẩn của thành viên, người điều hành QTDND; Quy chế quản lý vốn, hướng dẫn xây dựng Điều lệ QTDND...

Có thể nói, do QTDND là một tổ chức tín dụng nên chịu sự điều chỉnh của nhiều loại văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật do tính chất hoạt động, cơ cấu tổ chức của loại hình này.

1.4.2. Đánh giá việc ban hành và áp dụng Pháp luật về quản lý nhà nước đôi với QTDND

Chúng ta có thể thấy, ý thức chấp hành và thi hành pháp luật ở Việt nam chưa cao. điều này có lý do xuất phát từ trình độ phát triển còn thấp của xã hội Việt nam. Nó thể hiện bởi ý thức còn tuỳ tiện, coi thường pháp luật của người dân Việt Nam. Ngay cả những cơ quan ban hành hay thực thi pháp luật nhiều khi cũng vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi ý thức trên. Điều đó được thể hiện như các văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi ban hành tuỳ tiện, không đúng luật, không đồng bộ, có khi chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Hay các văn bản quy phạm pháp luật không có tính khả thi hay tính khả thi không cao. Những ý thức trên và biểu hiện của nó tạo cơ chế dung túng cho sự tuỳ tiện, không chấp hành pháp luật, luật pháp không phù hợp đẫn đến rủi ro pháp lý trong hoạt động rất cao. Một môi trường pháp lý như vậy đã và sẽ không thể tạo điều kiện thuận lợi cho các QTDND phát triển.

Hiện nay hệ thống QTDND đang chịu sự quản lý nhà nước của nhiều cơ quan quản lý khác nhau cũng như của nhiều các văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luậ khác nhau. Đây là một điều thuận lợi cung là điều khó khăn cho hoạt động của QTDND bởi hoạt động của QTDND là hoạt động liên quan đến tiền tệ- ngân hàng, là một trong những hoạt động có tính rủi ro cao và ảnh hưởng tương đối lớn đến sự phát triển kinh tế. Do vậy với sự quản lý chặt chẽ sẽ tạo sự an toàn trong hoạt động. Tuy nhiên cũng không tránh khỏi sự chồng chéo trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và chịu ảnh hưởng của những văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi đã lỗi thời, không còn phù hợp mà chưa kịp chỉnh sửa.

Tóm lại: Quá trình hình thành và phát triển của QTDND đều có những thăng trầm nhất định trong hoạt động của mình qua các thời kỳ. Sự thăng trầm của QTDND là do sự quản lý nhà nước thông qua các chính sách, quy định còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn trong hoạt động của QTDND cũng như của nền kinh tế. Từ đó cần xác định rõ thực trạng hoạt động của QTDND để tìm ra những nguyên nhân và đưa ra những giải pháp phù hợp để thúc đẩy hơn nữa quá trình quản lý nhà nước đối với hoạt động của QTDND.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỆ THỐNG

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 38)