Giai đoạn thí điểm (1995 1999)

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 42)

Xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần nghị quyết lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoỏ VII), Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hà Bắc (cũ) đú đề nghị và được Ban chỉ đạo TW thớ điểm thành lập QTDND cho phộp triển khai thí điểm thành lập QTD ND từ năm 1995, Sau khi được Ban chỉ đạo TW chấp thuận cho triển khai thí điểm thành lập QTDND, ở tỉnh đó nhanh chóng xây dựng phương án tổ chức triển khai bám sát nội dung đề án đó được Chính phủ phê duyệt, tổ chức tuyên truyền chủ trương, mô hình tổ chức, nội dung hoạt động QTDND, các điều kiện thành lập QTDND… Do đó, ngay từ đầu khâu tổ chức triển khai khá chặt chẽ, kết hợp với phương châm thận trọng, đúng quy trình và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện không gượng ép theo phong trào nên quá trình thí điểm đó đạt được kết quả tốt, được các cấp, các ngành và đông đảo nhân dân ủng hộ [22]

Năm 1995 thành lập được 7 QTDND cơ sở, năm 1996 thành lập được 3 QTDND cơ sở, tổng số có 10 QTDND cơ sở. Năm 1997 tỉnh Bắc Ninh được tái lập, Ban thường vụ Tỉnh uỷ đó nhanh chóng thông qua đề án tiếp tục mở rộng thí điểm thành lập QTDND và giao cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể của Tỉnh tổ chức triển khai thực hiện, năm 1997 thành lập được 02 QTDND cơ sở và 01 QTDND khu vực.

diện phải thực hiện chuyển đổi và đăng ký lại theo tinh thần Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 21/02/1997 của Chính phủ. Công tác chuyển đổi QTDND trên địa bàn tỉnh theo Luật HTX đặt dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo chuyển đổi HTX của tỉnh, trong đó chi nhánh NHNN tỉnh trực tiếp xây dựng kế hoạch, báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh và hướng dẫn các QTDND thực hiện chuyển đổi. Nhìn chung quá trình chuyển đổi QTDND theo Luật HTX được triển khai chặt chẽ, khẩn trương, đúng quy định và đáp ứng được nội dung, yêu cầu. Kết quả 100% số QTDND trên địa bàn đều đủ điều kiện, đều được chuyển đổi và đăng ký theo Luật HTX đúng thời gian quy định.

Cùng với công tác chuyển đổi, việc thí điểm thành lập QTDND vẫn được triển khai bình thường, đầu năm 1998 tiếp tục thành lập được 01 QTDND cơ sở. Nhưng do từ giữa năm 1998 Ban chỉ đạo TW chủ trương tạm dừng việc thành lập QTDND để củng cố và chuẩn bị tổng kết thí điểm nên đến hết năm 1999 trên địa bàn tỉnh vẫn chỉ có 13 QTDND cơ sở thuộc 6/8 huyện, thị và 01 QTDND khu vực tỉnh, với tổng số 5.339 thành viên tham gia. Tổng nguồn vốn hoạt động là 26,891 tỷ đồng [25]. Trong đó:

- Vốn điều lệ: 2,369 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 8,8% trong tổng nguồn vốn, bình quân đạt trên 182 triệu đồng/01 QTDND;

- Vốn huy động: 19,727 tỷ đồng, bình quân mỗi QTDND huy động được trên 1,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 73,35% trong tổng nguồn vốn hoạt động;

- Vốn vay QTDND khu vực: 1,914 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn là 7,1%, điều này cho thấy khả năng huy động vốn, tự cân đối vốn tại chỗ của các QTDND cơ sở tương đối tốt, chỉ còn một số ít QTDND cơ sở phải thường xuyên vay của QTDND khu vực.

Các QTDND chủ yếu sử dụng vốn vào mục đích chính là cho thành viên vay vốn để phát triển kinh tế và khắc phục những khó khăn về đời sống, ngoài ra còn sử dụng một phần vốn để đầu tư xây dựng trụ sở làm việc, mua

sắm tài sản, trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động của QTDND. Nhìn chung các QTDND đều có mức tăng trưởng dư nợ cho vay khá cao, điều đó đó tạo điều kiện thuận lợi giúp cho nhân dân ở những nơi có QTDND đẩy mạnh phát triển kinh tế, khắc phục khó khăn về đời sống. Đến 31/12/1999, tổng dư nợ cho vay đạt 21,140 tỷ đồng, bình quân mỗi QTDND có mức dư nợ trên 1,6 tỷ đồng. Nợ quá hạn chiếm 2,75% trong tổng dư nợ, nằm trong giới hạn cho phép là 3%.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với hoạt động quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh (Trang 42)