7. Bố cục của luận văn:
2.1.5. Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đạ
thực hiện
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện luôn là vấn đề cơ bản của chế định đại diện, có ý nghĩa trong việc bảo đảm an toàn về mặt pháp lý mà quan hệ đại diện chứa đựng nhiều khả năng phá vỡ.
Điều 93 BLDS 2005 quy định pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân; pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân; thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Ngoài ra, pháp luật dân sự còn quy định khá cụ thể về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong quan hệ đại diện đối với người thứ ba tại Điều 139 người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập; Điều 145 về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện; Điều 146 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện; các Điều 581 đến Điều 589 về chế định hợp đồng uỷ quyền.
Trên thực tế, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện thường phát sinh trong hai trường hợp:
- Trường hợp thứ nhất, người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch trong phạm vi thẩm quyền đại diện:
Theo quy định, doanh nghiệp phải chịu sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với hành vi của người đại diện trong phạm vi đại diện. Khi người đại diện nhân danh doanh nghiệp giao dịch với một bên thứ ba, giao dịch dân sự đó không phải được xác lập giữa người đại diện với bên thứ ba mà là giữa doanh nghiệp với bên thứ ba. Nói cách khác, người đại diện không phải là một bên giao dịch. Trong phạm vi đại diện, người đại diện không có trách nhiệm gì đối với các giao dịch đã được xác lập một cách
hợp pháp, không chịu trách nhiệm về việc các bên trong giao dịch có thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ như đã giao kết hay không. Nguyên tắc này thường xuyên được áp dụng trong thực tiễn xét xử. Ví dụ, ngày 5/6/1995 Công ty Mỹ nghệ (bên bán) ký với Công ty lọc dầu (bên mua) một hợp đồng về 64 tấn dầu DO. Khi có tranh chấp, một bên cho rằng hợp đồng vô hiệu do người ký không có thẩm quyền. Cụ thể theo họ, ông Dũng khi ký hợp đồng không báo cáo Giám đốc, các phòng ban chức năng cũng không biết.
Nhưng theo Toà án thì: “Đây là hai pháp nhân, ký kết hợp đồng với mục đích kinh doanh. Đại diện chủ thể tuy không phải là đại diện đương nhiên. Song có sự uỷ quyền có sự uỷ quyền hợp pháp. Ông Dũng là Phó giám đốc công ty được Giám đốc uỷ quyền bằng Quyết định số 347 ngày 15/9/1994 đã quy định rõ: khi Giám đốc đi vắng, Phó giám đốc Dũng thay thế điều hành và đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty được bình thường. Thời gian ký hợp đồng này được xác định ông Dự - giám đốc đi vắng, ông Dũng có toàn quyền ký kết theo sự uỷ quyền nói trên một cách hợp pháp và là đại diện đương nhiên ở thời điểm được uỷ quyền đó. Tại hồ sơ cũng chứng minh rất rõ ông Dũng là Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, tất cả các hợp đồng, Giám đốc Dự để ông Dũng ký theo quyết định nói trên. Các lý do như không báo cáo ông Dự, không vào sổ sách theo dõi, các phòng ban không biết, các việc này thuộc lĩnh vực quản lý điều hành nội bộ của công ty, không có ý nghĩa về tư cách pháp nhân đối với đối tác trong quan hệ ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở đó, án sơ thẩm không chấp nhận việc xử lý hợp đồng vô hiệu như đã nêu trên là có cơ sở”.178
Tuy quy định như vậy, nhưng không phải lúc nào cũng được hiểu và vận dụng một cách thống nhất, không hiếm nhiều trường hợp doanh nghiệp đã đẩy toàn bộ trách nhiệm sang người đại diện nhằm trốn tránh nghĩa vụ của mình. Chẳng hạn như vụ xét xử Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên Phó phòng quản lý rủi ro của Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh TP HCM vừa qua. Trong vụ án này, có khá nhiều tranh luận pháp lý gay gắt xung quanh trách nhiệm của Vietinbank. Theo HĐXX thì: số tiền mà bị hại gửi tại Vietinbank bị Huyền Như chiếm đoạt là do Huyền Như dẫn dụ và có ý chiếm đoạt từ trước khi tiền của các bị hại chuyển vào Vietinbank. Sau đó, Huyền Như làm giả con dấu Vietinbank và 7 công ty bị hại để rút tiền ra chiếm đoạt. Hành vi lừa
178 Bản án số 134 ngày 20/9/1997 của Toà phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội. Xem Đỗ Văn Đại (2011), tldd 174, tr.230.
đảo của Huyền Như hoàn thành khi tiền của bị hại chuyển vào Vietinbank. Do đó, không có căn cứ để quy trách nhiệm của Vietinbank, trách nhiệm bồi thường cho các bị hại thuộc về Huyền Như chứ Vietinbank.179 Trong một diễn biến khác, đại diện Vietinbank cho rằng, do không có định nghĩa quản lý tài khoản nên Vietinbank không có trách nhiệm quản lý tài khoản, khách hàng phải tự quản lý số dư tài khoản, quản lý tài khoản tiền gửi của mình. Còn ở phía ngược lại, nhiều quan điểm cho rằng Vietinbank phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với lập luận: bất kể nguồn tiền nào của khách hàng đã vào tài khoản gửi thanh toán, tài khoản gửi tiền tiết kiệm tại Vietinbank thì Vietinbank phải hạch toán số tiền này là tài sản của minh. Vietinbank với tư cách bị đơn dân sự phải tham gia tố tụng và phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng đã gửi tiền vào tài khoản thanh toán và tài khoản tiền gửi tiết kiệm của Vietinbank là đúng pháp luật. Và cuối cùng thì Toà án cấp sơ thẩm đã trả lời câu hỏi lớn nhất của vụ án dù rằng còn nhiều vấn đề về mặt pháp lý chưa được làm rõ: Đó là Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng Vietinbank chứ không phải của Vietinbank – nơi Huyền Như làm việc với cương vị là cán bộ quản lý – nên Vietinbank không phải chịu trách nhiệm dân sự trong vụ án này.180
- Trường hợp thứ hai, khi người đại diện của doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch vượt quá thẩm quyền hoặc không có thẩm quyền đại diện, hậu quả pháp lý của tình huống đó được pháp luật xử lý như sau:
Về nguyên tắc thì người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Nhưng trong nhiều trường hợp, người đại diện đã tiến hành giao dịch mà không có thẩm quyền đại diện hay vượt quá thẩm quyền đại diện. Theo quy định tại Điều 145, Điều 146 BLDS thì giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Còn giao dịch do người đại diện xác lập thực hiện vượt quá phạm vi không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.
Các nghiên cứu cho thấy, việc phân biệt không có thẩm quyền và vượt quá phạm vi đại diện như BLDS 2005 không được ghi nhận rộng rãi. Ví dụ: trong Bộ
179 Xem Bản án hình sự sơ thẩm số 46/2014/HSST ngày 27/01/2014 của TAND TP. HCM.
180 Tổng hợp từ nhiều bài báo trên trang Vneconomy (truy cập lần cuối tháng 3/2014). Nguồn từ:
nguyên tắc Châu Âu về hợp đồng, các nhà làm luật để chung hai vấn đề này vào một điều khoản và không có sự phân biệt về hệ quả pháp lý của hai hoàn cảnh này, theo khoản 1 Điều 3:204: “Khi một người hành động với tư cách người đại diện nhưng không có thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền, các hành vi của họ không ràng buộc người được đại diện và người thứ ba”. Quy định tương tự cũng được thể hiện trong Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (khoản 1 Điều 2.2.5); không có sự phân biệt về hệ quả pháp lý giữa không có thẩm quyền và vượt quá phạm vi đại diện. Khi đó, người đại diện thực hiện hành vi không được uỷ quyền hoặc ngoài phạm vi thẩm quyền mà không có sự chấp thuận của người được đại diện thì phải bồi thường cho bên thứ ba.181
Cách quy định như BLDS 2005 rất khó để áp dụng vì trường hợp vượt quá phạm vi đại diện và không có thẩm quyền rất khó được phân biệt. Hơn nữa, đối với trường hợp không có thẩm quyền, BLDS đưa ra một ngoại lệ để ràng buộc người được đại diện là khi họ “đồng ý” còn, đối với vượt quá phạm vi đại diện, thì có hai ngoại lệ là khi người được đại diện “đồng ý hoặc biết mà không phản đối”. Tuy nhiên, rất khó để tách “biết mà không phản đối” ra khỏi “đồng ý” vì thực chất “biết mà không phản đối” là một trường hợp của “chấp thuận” theo BLDS 1995 và “đồng ý” theo BLDS 2005. Có lẽ vì lý do này mà có ý kiến cho rằng “về bản chất, hai trường hợp xác lập giao dịch không có thẩm quyền hay vượt quá thẩm quyền đại diện là như nhau”. Vì thế trong tương lai, cũng phải xem xét là có nên giữ lại sự phân biệt như hiện nay hay không và trong thực tiễn cũng không nên quá cứng nhắc khi áp dụng các quy định cho trường hợp này.182 Thông thường, trong thực tiễn giao kết hợp đồng, những căn cứ sau đây được xem là hành vi biết mà không phản đối:
1. Sau khi hợp đồng đã được ký kết, có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng Giám đốc đã báo cáo với Chủ tịch HĐQT biết hợp đồng đã được ký kết (việc báo cáo đó được thể hiện trong biên bản họp giao ban của BGĐ, biên bản cuộc họp của HĐTV hay HĐQT, có nhiều người khai thống nhất về việc báo cáo là có thật...).
2. Chủ tịch HĐQT thông qua các chứng từ, tài liệu về kế toán, thống kê biết được hợp đồng đó đã được ký kết và đang được thực hiện (đã ký trên hoá đơn, phiếu xuất kho, các khoản thu chi của việc thực hiện hợp đồng hoặc trên sổ sách kế toán của Công ty...).
181 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, NXB CAND, Hà Nội, tr.221.
3. Chủ tịch HĐQT có những hành vi chứng minh có tham gia thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh theo thoả thuận của hợp đồng (ký các văn bản xin gia hạn thời gian thanh toán, cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, ký các văn bản duyệt thu, chi hay quyết toán đối chiếu công nợ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng...).
4. Chủ tịch HĐQT đã trực tiếp sử dụng các tài sản, lợi nhuận có được do việc ký kết, thực hiện hợp đồng mà có (sử dụng phương tiện để đi lại, để kinh doanh, sử dụng trụ sở để làm việc mà biết phương tiện, trụ sở đó có được là do việc ký kết, thực hiện hợp đồng đó mà có...)
Thế nhưng, những căn cứ dùng để thể hiện sự “biết mà không phản đối” cũng khó có thể áp dụng một cách thống nhất. Khác với một số nước phương Tây, nơi mà thẩm phán sáng tạo ra pháp luật trong khi giải thích những quy phạm mang tính nguyên tắc chung trong luật thành văn, để áp dụng nó trong những tình huống cụ thể,183 thì ở ta việc xét xử chủ yếu dựa trên “án tại hồ sơ”, thẩm phán nghiên cứu hồ sơ và đối chiếu với quy phạm pháp luật để ra phán quyết,184 do đó khó để bảo vệ một cách hữu hiệu người thứ ba trong những giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá hoặc không có thẩm quyền đại diện.
Đối với những trường hợp trên, pháp luật về đại diện của các nước theo truyền thống thông luật có cách giải quyết rất hợp lý khi quy định về thẩm quyền đại diện hiển nhiên hay không thể phủ nhận, theo đó người được đại diện đã làm cho người thứ ba tin tưởng một cách hợp lý (trong đó có việc biết mà không phản đối) rằng một người là có thẩm quyền đại diện cho mình, đã dựa vào niềm tin đó mà xác lập, thực hiện giao dịch, khi đó quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch được xác lập thực hiện thuộc về người được đại diện và họ không thể phủ nhận điều đó.185
Một điểm nữa là, theo quy định của LDN 2005 đối với việc giao kết hợp đồng, thực hiện các giao dịch không tuân theo các quy định tại Điều 59 về Hợp đồng giao dịch phải được HĐTV chấp nhận; Điều 75 về hợp đồng, giao dịch của công ty với những người có liên quan; Điều 120 về hợp đồng, giao dịch phải được ĐHĐCĐ hoặc HĐQT chấp thuận thì hậu quả pháp lý chung là hợp đồng, giao dịch bị tuyên vô hiệu và xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên cách thức xử lý hậu quả trong trường
183 Nguyễn Văn Nam (2011), “Lý luận về án lệ ở một số nước theo truyền thống pháp luật Civil Law”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 3 (375), tr.4.
184 Dương Bích Ngọc (2009), “Vấn đề áp dụng án lệ ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 5, tr.39.
hợp này có sự khác nhau giữa LDN và BLDS, theo LDN thì hợp đồng giao dịch bị tuyên vô hiệu, còn BLDS thì quy định chỉ có phần giao dịch vượt quá thẩm quyền mới không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp
người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.
Do sự không thống nhất này nên trong thực tiễn giải quyết tranh chấp nhiều doanh nghiệp cố ý “nhầm lẫn” về nghĩa vụ của người được đại diện đối với các giao dịch do người đại diện xác lập vượt quá phạm vi uỷ quyền để nhằm chối bỏ trách nhiệm đối với các giao dịch bất lợi. Chẳng hạn như vụ: Tranh chấp Nghĩa vụ thanh toán giữa Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) và Công ty Tài chính Cổ phần Vinaconex - Viettel (Cty Vinaconex – Viettel).186Theo nội dung việc thì:
Cty Vinaconex – Viettel yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ của Bên bảo lãnh, thanh toán tiền gốc và lãi của số tiền 150 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của CTCP Tập đoàn Vina Megastar (Tập đoàn Vina Megastar) phát hành ngày 19/10/2011, do bà Nguyễn Thị Hương Giang – nguyên Phó TGĐ kiêm GĐ SeABank Chi nhánh Hai Bà Trưng ký chứng thư bảo lãnh.
Nhưng SeABank lập luận rằng: Chứng thư bảo lãnh phát hành do bà Giang ký bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Tập đoàn Vina Megastar là không đúng thẩm quyền theo quy định của SeABank, cụ thể như sau:
Ngày 24/10/2011, bà Lê Thu Thủy, Quyền TGĐ SeABank ký giấy ủy quyền cho bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó TGĐ được ký chứng thư bảo lãnh đối với đợt phát hành trái phiếu của CTCP Tập đoàn Vina Megastar cho Cty Vinaconex –Viettel. Giấy ủy quyền đã nêu rõ việc ký thư bảo lãnh phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
Theo Quyết định của HĐQT Ngân hàng về phân quyền phán quyết đối với Hội đồng tín dụng Hội sở và Ban TGĐ thì TGĐ được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng và Bà Nguyễn Thị Hương Giang với cương vị là Phó