Vai trò của pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn:

1.6. Vai trò của pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp

Từ những phân tích ở trên đưa đến cho chúng ta một khẳng định là, việc thể chế hoá các quy định về người đại diện của doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các bên liên quan trong quan hệ đại diện.88 Trong phạm vi tiểu mục này, tác giả đề cập đến vai trò của pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp trong việc bảo vệ nhà đầu tư (cổ đông, thành viên công ty), bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và hướng tới lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng. Vai trò đó được thể hiện như sau:

- Bảo vệ nhà đầu tư:

Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các nhà đầu tư là một yếu tố quan trọng của sự phát triển kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ nhân quả rất rõ ràng giữa mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường tài chính.89 Trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, mối quan hệ giữa nhà đầu tư với người được thuê, được bổ nhiệm để quản lý công ty được hiểu là mối quan hệ đại diện hay quan hệ ủy thác. Trong mối quan hệ này luôn tồn tại xung đột về lợi ích bởi sự phân tách giữa quyền sở hữu và quyền quản lý. Nhà đầu tư quan tâm đến giá trị công ty, giá trị cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ). Trong khi đó, những nhà quản trị về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích của cổ đông mà quan tâm đến lợi ích của mình (lương, thưởng, phụ cấp và nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác của mình).90

Mặt khác, người quản lý có thể có quan điểm trái ngược với nhà đầu tư đối với các vấn đề rủi ro công ty. Dù sao thì những đồng tiền rủi ro cũng không phải là tiền của họ. Tất nhiên, quản lý thành công liên quan đến việc chấp nhận rủi ro có kiểm soát. Nhưng người quản lý có thể mạo hiểm các khoản tiền của công ty trong những dự án rủi ro hơn so với các nhà đầu tư kỳ vọng hoặc mong muốn, thậm chí đầu tư vào

88 Có nhiều quan niệm khác nhau về bên có quyền lợi liên quan đến công ty, song về mặt lý luận có thể hiểu bên có quyền lợi liên quan là các cá nhân, tổ chức có liên quan, có mối quan hệ đến quá trình quản trị, điều hành kiểm soát công ty hoặc là những chủ thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của công ty hay quyết định của công ty thông qua các cơ quan trong bộ máy quản trị. Bao gồm: cổ đông, chủ nợ, người lao động, người quản lý công ty,đối tác, khách hàng của công ty và Nhà nước. Xem thêm Bui Xuan Hai (2007), Corporate Governance in Vietnamese Company Law: A Proposal for Reform, PhD Thesis La Trobe University, Australia, tr,19-22.

89 Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp:Bảo vệ cổ đông – Pháp luật và thực tiễn, NXB Hồng Đức, tr.145.

90 Lê Vinh Triển (2006), “Góp bàn về công ty cổ phần, công ty nhà nước và các PMU ở Việt Nam”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số 6, tr.29.

các dự án kinh doanh xấu, ngớ ngẩn, thua lỗ (foolish business projects). Nếu công ty thua lỗ, phá sản, trong khi người quản lý có thể tìm việc làm khác và các khoản lương cùng trợ cấp của họ lại luôn luôn được ưu tiên thanh toán theo pháp luật, thì các ông bà chủ (nhà đầu tư) có thể trắng tay.91

Một vấn đề nữa là sự bất cân xứng trong tiếp cận thông tin (asymmetrical access to information), người quản lý công ty biết nhiều về tình hình công ty hơn cổ đông nên dễ dàng hành động tư lợi.92

Chẳng hạn như giao dịch với bên có liên quan, tiết lộ thông tin bảo mật, chuyển giá, pha loãng cổ phần, phân hoá các cổ đông nhỏ…Thực tế là, nhà đầu tư phải phụ thuộc người quản lý để quyết định họ cần thông tin nào, ngoài thông tin tối thiểu mà quy định và luật công ty yêu cầu. Nhất là trong các công ty niêm yết, với số lượng cổ đông nhiều và ở các khu vực địa lý khác nhau. Các nhà đầu tư chỉ có thể đánh giá năng lực quản trị điều hành của những người quản lý từ cáo bạch, các báo cáo và hiệu quả hoạt động trong quá khứ của công ty. Mà thực sự, các báo cáo tài chính chỉ dễ hiểu đối với các chuyên gia. Các báo cáo kế toán tổng hợp của công ty, ghi chép lại tình hình tài chính của công ty làm phức tạp hơn chứ không giúp giải thích các công ty niêm yết vốn đã quá phức tạp.93

- Bảo vệ doanh nghiệp:

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nhà đầu tư đặt đánh giá về quản trị doanh nghiệp thậm chí cao hơn đánh giá về chỉ số doanh thu và lợi nhuận.94 Điều này cho thấy, rõ ràng có sự tương quan chặt chẽ giữa việc thực hiện quản trị công ty với giá cổ phiếu và kết quả hoạt động của công ty. Theo đó thì những người quản lý tốt điều hành công ty hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho công ty và nhà đầu tư.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mà trong đó, những người quản lý công ty coi các công ty, nhất là các công ty đại chúng niêm yết như tài sản riêng của mình, cố gắng khai thác vị trí của mình trong công ty, thực hiện những giao dịch nội gián, lạm dụng quyền lực một cách sai trái hoặc chiếm đoạt những lợi thế của công ty hay những lợi thế khác mà cổ đông có quyền tham gia, hưởng những lợi ích không được phép và

91 Bùi Xuân Hải (2011), tldd 89, tr.149

92 Nguyễn Ngọc Thanh (2010), “Vấn đề chủ sở hữu và người đại diện, một số gợi ý về chính sách cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh số 26, tr.30-36.

93 Bob Tricker (2013), tldd 83, tr.158.

nhận những khoản tiền thưởng không liên quan đến kết quả hoạt động, từ đó gây tổn hại cho công ty.

Vì thế, những quy định rõ ràng và chặt chẽ về nghĩa vụ, trách nhiệm người quản lý công ty là biện pháp quan trọng và là cơ sở để buộc người quản lý công ty phải hành xử đúng đắn, ngăn chặn khả năng tư lợi, bảo vệ lợi ích của công ty.

Ở Hoa Kỳ, chuẩn mực hành vi của các giám đốc và quan chức điều hành công ty, mặc dù được diễn đạt khác nhau trong đạo luật của mỗi bang, song đều bao gồm hai bộ phận: (i) nghĩa vụ phải hành động một cách trung thực vì lợi ích của công ty; và (ii) yêu cầu phải hành động với sự quan tâm đúng mực của một người thận trọng thông thường ở cương vị đó, thường được bao hàm trong cái gọi là “quy tắc nhận định kinh doanh”.95

Luật công ty của các nước theo truyền thống án lệ như Anh, Mỹ, Úc… đều phát triển các quy tắc pháp lý tập trung vào vấn đề nghĩa vụ (duties) của người quản lý công ty như nghĩa vụ trung thành (loyalty), trung thực (faithful), cẩn trọng (duty of care), không tư lợi (personal interests).96 Những quy định trên đã được ghi nhận trong pháp luật thực định Việt Nam, cho thấy sự nỗ lực của các nhà làm luật Việt Nam trong việc vay mượn pháp luật nước ngoài, chủ yếu là của pháp luật công ty Anh – Mỹ, về nghĩa vụ của người quản lý công ty. Song, từ quy định đến thực tiễn có khoảng cách khá xa, vì thật khó để có thể giải thích các nghĩa vụ pháp lý này trong luật thành văn – bởi tính trừu tượng và sâu xa của nó khá xa lạ với những người cầm cân nảy mực ở nước ta vốn đã quen với việc chỉ áp dụng những điều luật khô cứng, rõ ràng.97

- Hướng tới lợi ích của Nhà nước, xã hội và người tiêu dùng

Có học giả cho rằng, doanh nghiệp chỉ có một trách nhiệm duy nhất là tối đa hoá lợi nhuận, gia tăng giá trị cổ đông trong khuôn khổ luật chơi của thị trường là cạnh tranh trung thực và công bằng.98 Theo quan điểm này, người quản lý doanh nghiệp là những người đại diện cho chủ sở hữu (cổ đông) đứng ra quản lý công ty. Họ được bầu hoặc được thuê để dẫn dắt công ty theo cách mà cổ đông muốn – tạo ra của cải, theo

95 Xem Đạo luật mẫu về công ty kinh doanh (sửa đổi) (RMBCA), điều 8.30 (a) (các giám đốc); 8.42 (a) (các quan chức điều hành)

96 Có thể xem chi tiết các nghĩa vụ của người quản lý công ty trong Đạo luật công ty của Úc (Corporation Act 2001), Part 2D.1-Duties and powers, Division 1- General duties, p.210.

97 Phạm Duy Nghĩa (2006), Luật doanh nghiệp: tình huống, phân tích, bình luận. NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.95-96.

98 Fridman Milton (1970),“The social responsible of business is increase its profits”, The New York Times Magazine, Sep 13. p.21.

đuổi công việc kinh doanh một cách có hiệu quả vì lợi ích của khách hàng, đồng thời mang lại các khoản thu nhập có lời cho nhà đầu tư. Đó chính là bản chất vì lợi nhuận của doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm với người chủ sở hữu công ty đã lựa chọn họ để làm đại diện.

Tuy nhiên, từ định nghĩa về quản trị công ty và những tư tưởng thể hiện qua quy định của pháp luật hiện hành làm chúng ta hiểu rằng hệ thống quản trị công ty của Việt Nam dường như theo mô hình hướng tới lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan chứ không phải chỉ của các cổ đông. Nói cách khác, mục đích của quản trị công ty không chỉ là tối đa hoá lợi nhuận cho cổ đông mà còn phải đảm bảo lợi ích chính đáng của các bên liên quan như chủ nợ, các đối tác, người tiêu dùng và Nhà nước.99

Những người đấu tranh cho lợi ích của các bên có quyền lợi liên quan tranh luận rằng công ty cần phải nhận thức được rằng mình có trách nhiệm với tất cả những ai có thể bị ảnh hưởng bởi các quyết định mà công ty đưa ra. Đó có thể là khách hàng, các đối tác, người tiêu dùng và Nhà nước. Công ty có nghĩa vụ với tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi hoạt động của công ty và đồng thời phải cân bằng lợi ích của những đối tượng này với nhu cầu tạo lợi nhuận để phát triển. Những người ủng hộ lập luận rằng những hành vi có trách nhiệm như vậy là cái giá mà xã hội muốn công ty phải đáp ứng vì sự ưu ái đã cho thành lập công ty, cho phép các cổ đông được chịu trách nhiệm hạn chế đối với các khoản nợ của công ty.100

Với tư cách là người thác quản, người quản lý cần thực hiện các trách nhiệm của doanh nghiệp vì nghĩa vụ và lợi ích của chính doanh nghiệp mình. Trách nhiệm của họ là đáp ứng những điều mà Nhà nước và xã hội mong muốn và trông đợi ở doanh nghiệp, không vì các lợi ích kinh tế mà vi phạm các quy định của pháp luật cũng như các chuẩn mực đạo đức, bỏ quên những tác động tiêu cực của mình đến các thành phần khác trong xã hội.

Như vậy có thể nói, pháp luật về người đại diện của doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu điều chỉnh các mâu thuẫn nội tại tiềm ẩn trong bản thân mỗi công ty nhằm đạt được mục đích cuối cùng là để công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả vì lợi ích chung. Với nội dung bao hàm các quy định, chuẩn mực và nguyên tắc như nghĩa vụ của người quản lý, minh bạch thông tin, quy chế quản trị công ty... do vậy nó đóng vai

99 Bùi Xuân Hải (2011), Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr.59.

trò như một công cụ hữu hiệu để bảo vệ doanh nghiệp, thực thi quyền giám sát của chủ sở hữu, bảo đảm sự đối xử công bằng giữa các nhà đầu tư với nhau và tôn trọng lợi ích của các bên liên quan (stakeholder theory). Điểm cần lưu ý là công cụ pháp luật ở đây phải được hiểu bao gồm cả pháp luật thực định và việc thực thi pháp luật (law and law enforcement).101

Hơn nữa, bên cạnh các thiết chế pháp lý, để xử lý hài hòa lợi ích giữa các bên trong mối quan hệ đại diện, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam, thường tham khảo Bộ nguyên tắc về quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) để xây dựng nên bộ nguyên tắc quản trị công ty cho mình. Tuy nhiên khác với phương Tây, nơi mà những quy tắc quản trị công ty được xem như “luật mềm” (soft law), thì bộ quy tắc quản trị công ty của Việt Nam do cơ quan nhà nước ban hành dưới hình thức văn bản pháp luật với những chế tài được quy định cụ thể.102

Tóm lại, bất kể ở đâu có sự tách biệt giữa một bên là các thành viên (members)

và một bên là bộ phận kiểm soát quản trị (govering body) được lập ra để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên đó và đem lại kết quả mong muốn, vấn đề đại diện sẽ nảy sinh và pháp luật về kiểm soát quản trị vẫn tồn tại.103

Kết luận Chương 1

Trong Chương I của luận văn, tác giả đã phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận về chế định đại diện và người đại diện của doanh nghiệp

Tác giả phân tích, làm rõ khái niệm đại diện và phương thức xác định người đại diện của doanh nghiệp theo học thuyết về đại diện được áp dụng ở một số quốc gia trên thế giới trong sự so sánh đối chiếu với các quy định của pháp luật Việt Nam.

Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích các hình thức đại diện, phạm vi thẩm quyền đại diện, vị trí vai trò của người đại diện, mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người đại diện doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia theo truyền thống

101 Xem quan điểm này của nhóm bộ tứ (The Gang of Four) (2000),“Investor Protection and Corporate Governance”, Journal of Financial Economic 3-27, p.4.; Low Chee Keong (2002),“Introduction – The Corporate Governance Debate”, in Low Chee Keong (ed) Corporate Governance: An Asia-Pacific Critique, p.7.; Gordon Walker and TerryReid (2002),”Upgrading Corporate Governance in East Asia” 17(3), Journal of International Banking Law, 58,p.64. Về vấn đề này xem thêm: Bùi Xuân Hải (2011), tldd 89, tr.172.

102 Ở các nước phương Tây, người ta sử dụng khái niệm “Luật mềm” để chỉ nhóm các quy tắc liên quan đến bảo vệ cổ đông mà không phải do cơ quan nhà nước ban hành, cũng không phải án lệ của toà án. Đây là những quy tắc tự nguyện mà các công ty có thể áp dụng hoặc không áp dụng. Xem thêm: Bùi Xuân Hải (2011), “Biện pháp bảo vệ cổ đông, thành viên công ty: Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Luật học số 3, tr.14.

common law và civil law. Đồng thời, xem xét đối chiếu với các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w