Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của doanh

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 65)

7. Bố cục của luận văn:

2.1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện theo pháp luật của doanh

Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật là một nội dung quan trọng vì nó gắn liền với trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các giao dịch do người đại diện xác lập, thực hiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 144 BLDS thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài ra thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật còn ghi nhận trong Điều lệ của doanh nghiệp.

- Trong công ty TNHH, CTCP người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh Chủ tịch công ty, chủ tịch HĐTV/HĐQT hoặc GĐ/TGĐ. Nhiệm vụ, quyền hạn của các chức danh này được khái quát ở những điểm sau:

+ Quyền hạn của Chủ tịch HĐTV/HĐQT do LDN 2005 và Điều lệ công ty quy định. Theo khoản 2 Điều 49; Điều 69; khoản 2 Điều 111 LDN 2005 thì nhiệm vụ quyền hạn của chức danh Chủ tịch HĐTV/HĐQT chủ yếu tập trung vào công việc của người đứng đầu HĐTV/HĐQT (như chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động; chuẩn bị tài liệu, nội dung; triệu tập và chủ trì cuộc họp HĐTV/HĐQT, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV/HĐQT…). Cụ thể là:

160 Về vấn đề này có thể xem thêm: Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo – Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước. In lần thứ nhất, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, tr.104.

161 Xem Điều 799 Bộ luật dân sự thương mại Thái Lan.

162 Lê Vệ Quốc (2008), “Quyền thành lập các công ty TNHH của người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Cộng hoà Pháp”, Tạp chí Luật học số 5, tr.60.

(i) Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, nếu Điều lệ công ty quy định Chủ tịch HĐTV là người đại diện theo pháp luật thì các giấy tờ giao dịch phải ghi rõ điều đó. Chủ tịch HĐTV chỉ được thay mặt cho HĐTV ký các quyết định của HĐTV;

(ii) Riêng trong cơ cấu tổ chức của công ty TNHH MTV là tổ chức, nếu chủ sở hữu chỉ bổ nhiệm một người làm đại diện theo uỷ quyền thì người này làm Chủ tịch công ty. Điều lệ công ty phải quy định rõ Chủ tịch công ty hay GĐ/TGĐ làm người đại diện theo pháp luật. Khoản 1 Điều 69 quy định, Chủ tịch công ty có quyền nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, nhân danh công ty thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty chỉ có giá trị pháp lý kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

(iii) Còn đối với CTCP thì HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ. Quyền “nhân danh công ty” ở đây được hiểu là quyền nhân danh công ty trong các quan hệ đối nội, mặc dù quyết định của HĐQT cũng có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba, còn sự nhân danh công ty trong các quan hệ đối ngoại luôn phải được thực hiện qua “người đại diện theo pháp luật” và người đại diện theo uỷ quyền của công ty.163 ĐHĐCĐ hoặc HĐQT bầu Chủ tịch HĐQT, quyền hạn và nhiệm vụ của Chủ tịch HĐQT được quy định tại khoản 2 Điều 111, tuy nhiên chức danh này không có thẩm quyền quyết định riêng biệt về các vấn đề thuộc HĐQT.

+ Quyền hạn, nhiệm vụ của chức danh GĐ/TGĐ được quy định trong LDN và các văn bản hướng dẫn, nó còn được cụ thể hoá hơn nữa trong Điều lệ công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐTV/HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty. Quyền hạn của GĐ/TGĐ được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 55, khoản 2 Điều 70, khoản 3 Điều 116 và có thể có thêm các quyền khác theo quy định tại Điều lệ và trong hợp đồng lao động được ký với công ty. Nói chung, các quyền này tập trung vào công tác điều hành hoạt động kinh doanh của công ty; tổ chức, thực hiện các quyết định của HĐTV/HĐQT; quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức một số chức danh quản lý nếu

không thuộc thẩm quyền của HĐTV/HĐQT; ký kết hợp đồng nhân danh công ty trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐTV/HĐQT, Chủ tịch công ty…

- Đối với CTHD, các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Mọi hạn chế của thành viên hợp danh trong việc thực hiện công việc kinh doanh hàng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. Chủ tịch HĐTV, GĐ/TGĐ có quyền đại diện cho công ty trong quan hệ với cơ quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ kiện, tranh chấp thương mại hoặc các tranh chấp khác.164 Có vẻ như với quy định như vậy, pháp luật của chúng ta có cách tiếp cận khá gần gũi với pháp luật Singapore về thành viên CTHD.165

Trong CTHD có thể có hai loại thành viên với địa vị pháp lý khác nhau là thành viên hợp danh và thành viên góp vốn166, mọi thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty, nhân danh công ty trong các quan hệ pháp luật. Như vậy, hệ quả của việc trao quyền đại diện theo pháp luật cho các thành viên hợp danh là sự phân tán về mặt quyền lực. Khi giao dịch với bên thứ ba, chỉ cần một trong các thành viên hợp danh đứng ra nhân danh công ty xác lập thì giao dịch đó có giá trị pháp lý ràng buộc quyền, nghĩa vụ của công ty cũng như trực tiếp ảnh hưởng đến thành viên còn lại.

Trước đây, Nghị định 03/2000 hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp 1999 quy định rằng thành viên hợp danh đại diện cho công ty trong đàm phán, ký kết hợp đồng, đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước trong phạm vi công việc được phân công.167 Nghĩa là, thẩm quyền đại diện của thành viên hợp danh bị giới hạn trong phạm vi công việc được phân công, điều đó gây khó khăn cho bên thứ ba trong việc phải xác định phạm vi công việc của một thành viên hợp danh cụ thể. Khoản 1 Điều 137 LDN 2005 với cách thức quy định theo hướng bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba trong giao dịch với thành viên hợp danh được đánh giá là tiến bộ hơn so với quy định của LDN 1999.168 Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 137 cũng có ý nghĩa trong việc giới hạn thẩm quyền của thành viên hợp danh, theo đó hoạt động do các thành viên hợp

164 Điều 137 LDN 2005

165Vũ Thị Lan Anh (2009),“Pháp luật Singapore về các hình thức tổ chức kinh doanh”, Tạp chí Luật học số 12,

tr.53.

166 Điều 134 LDN 2005.

167 Xem khoản 5 Điều 29 Nghị định 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp 1999.

danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp các hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. Như vậy, về nguyên tắc, trong CTHD các vấn đề về tổ chức quản lý công ty đều do các thành viên hợp danh định đoạt, phân công nhau đảm nhiệm các hoạt động kinh doanh trong phạm vi hoạt động của công ty. Vậy nên, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên hợp danh và cũng là người đại diện theo pháp luật còn có thể được dựa trên sự phân công, thoả thuận về cách thức điều hành công ty, về phân chia phạm vi hoạt động giữa các thành viên công ty.

Đối với thành viên góp vốn, luật thực định đã giới hạn khá nhiều quyền của họ. Tại khoản 2 điều 140 LDN 2005 quy định, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp, họ không được tham gia quản lý công ty, tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty. Thế nhưng khi đã quy định cụ thể như vậy, LDN 2005 lại cho phép thành viên góp vốn được tham gia vào cơ quan quản lý cao nhất là HĐTV, họ được thảo luận và biểu quyết về việc sửa đổi bổ sung điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ. Nhìn nhận một cách khách quan, thành viên góp vốn cũng đóng một vai trò nhất định trong công ty, sự tồn tại phát triển hay giải thể đều ít nhiều ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.169 Có lẽ dụng ý của các nhà làm luật muốn đảm bảo quyền lợi của thành viên góp vốn, nhưng với những quy định mâu thuẫn như thế xem ra ý tưởng của các nhà làm luật khó có thể áp dụng trong thực tế và làm cho mô hình CTHD ít hấp dẫn các nhà đầu tư.170

- Còn đối với DNTN, Điều 143 LDN 2005 quy định chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc toà án trong tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.171 Với cách tiếp cận này, pháp luật Việt Nam cũng có nhiều nét tương đồng với mô hình sole proprietorship ở các nước khác.172

169 Đặng Hải Yến (2010), “Hoàn thiện pháp luật về công ty hợp danh ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học số 9, tr.74.

170 Nguyễn Thị Huế (2006), “Về tư cách pháp lý của công ty hợp danh theo quy định của pháp luật Việt Nam”,

Tạp chí Nghiên cứu pháp luật số 4 (216), tr.56.

171 Sole proprietorship được hiểu là một thực thể hoạt động kinh doanh do một cá nhân làm chủ, tự quản lý điều hành và tự chịu mọi trách nhiệm. Xem: Trường Đại học Luật TP.HCM (2013), tlddd 132,tr.73.

172 Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Bộ Kế hoạch & Đầu tư (1999), Đánh giá tổng kết Luật công ty, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Nghị định 66/HĐBT, tr.112.

Theo pháp luật doanh nghiệp hiện hành, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện đúng theo ý chí của chủ doanh nghiệp, luật quy định trong mọi trường hợp, chủ doanh nghiệp là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân. Trong DNTN, Giám đốc được thuê (nếu có), chỉ là người đại diện theo uỷ quyền của chủ doanh nghiệp và chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.173 Với đặc điểm gắn bó lệ thuộc vào chủ doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân nên trên thực tế, một số quyền và nghĩa vụ của DNTN phải do chủ doanh nghiệp tư nhân phải thực hiện bằng tư cách cá nhân của mình. Cụ thể, trong số các quyền của doanh nghiệp quy định tại Điều 8 LDN 2005, DNTN thực tế không có quyền “chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp” và quyền “trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo uỷ quyền tham gia tố tụng”.

- Từ cách tiếp cận về thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật theo các quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta có nhận xét sau:

Thứ nhất, nếu có quy định của pháp luật hạn chế thẩm quyền đại diện theo pháp luật đối với một giao dịch cụ thể hay một loại giao dịch cụ thể thì người đại diện theo pháp luật không được tiến hành giao dịch này;

Thứ hai, đối với một giao dịch cụ thể, nếu không có quy định nào giới hạn thẩm quyền đại diện thì có thể suy luận rằng, người đại diện theo pháp luật được quyền, xác lập thực hiện giao dịch đó.

- Tuy nhiên, không phải ai cũng có cách hiểu thống nhất hoặc cho như vậy là hợp lý. Qua tham khảo Bản án số 118/2007/KT-PT ngày 7/6/2007 của Toà phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội, sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đề này. Theo nội dung vụ án thì:174

Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Đông Anh có ký 07 hợp đồng tín dụng với Công ty Thăng Long để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, sau đó phát sinh tranh chấp. Tại phiên toà phúc thẩm, đại diện phía bị đơn - công ty Thăng Long không thừa nhận số nợ và vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo cho rằng: ông Giáp là Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty Thăng Long đã lập hồ sơ khống vay vốn ngân hàng sử dụng cho mục đích cá nhân không có sự đồng ý của HĐQT. Khi ông Giáp nghỉ hưu đã không

173 Trường Đại học Luật TP HCM (2013), tldd 132, tr.83.

174 Những gì không liên quan trực tiếp đến phần trình bày, tác giả xin lược bớt để thuận tiện cho việc theo dõi.Về nội dung vụ án, có thể xem thêm tại: Đỗ Văn Đại (2011), Luật hợp đồng Việt Nam, Bản án và bình luận bản án,

bàn giao số nợ cho Giám đốc mới, có dấu hiệu phạm tội hình sự. Còn phía Ngân hàng ký hợp đồng không đúng thẩm quyền cho vay vượt quá hạn mức quy định, mà Toà án cấp sơ thẩm lại buộc công ty trả cả vốn lẫn lãi số tiền vay cho Ngân hàng là chưa đúng, nên đề nghị Toà án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm.

Bản án phúc thẩm nhận định: Theo Nghị quyết của HĐQT công ty Thăng Long tại cuộc họp HĐQT ngày 3/1/2000 và Quyết định số 02/QĐ-QT ngày 3/4/2000 thì HĐQT công ty Thăng Long đã thống nhất bổ nhiệm ông Giáp là chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ điều hành công ty. Ông Giáp là chủ tài khoản phụ trách chung, lo đối nội, đối ngoại, mở rộng sản xuất và vốn phục vụ sản xuất. Không có quy định nào của công ty buộc giám đốc khi ký kết hợp đồng phải thông qua HĐQT. Mặt khác sau khi ký hợp đồng vay vốn với Ngân hàng, số vốn vay đã được đưa vào quỹ và ghi vào sổ sách của công ty, thể hiện tại bản cân đối kế toán của công ty. Như vậy không thể nói ông Giáp vay tiền để sử dụng mục đích cá nhân và số nợ này chưa bàn giao giữa giám đốc cũ và giám đốc mới, trách nhiệm trả nợ thuộc về công ty chứ không phải là trách nhiệm cá nhân của ông Giáp.

Tác giả không đi sâu vào bình luận quyết định của bản án mà chỉ cho rằng, lập luận của Toà án là thiếu vững chắc khi nhận định: “HĐQT đã thống nhất bổ nhiệm ông Giáp là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành của công ty. Ông Giáp là chủ tài khoản phụ trách chung, lo đối nội, đối ngoại, mở rộng sản xuất và vốn phục vụ sản xuất. Không có quy định nào của công ty buộc giám đốc khi ký kết hợp đồng phải thông qua HĐQT”.

Trong vụ án trên,175 nếu dẫn chiếu quy định “trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” tại điều 153 BLDS 1999 về phạm vi đại diện và liên hệ với điều 80 LDN 1999 thì HĐQT mới là cơ quan có thẩm quyền quyết định thông qua hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w