Vị trí, vai trò người đại diện của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn:

1.4. Vị trí, vai trò người đại diện của doanh nghiệp

Ngay từ những đạo luật cổ xưa nhất của nhân loại như Bộ luật Hammurabi hay luật La Mã, người ta đã biết đến vị trí và vai trò của người đại diện. Cùng với sự phát triển của giao thương hàng hoá, các bộ luật này đã có một số quy định dù sơ khai để điều chỉnh hoạt động đại diện khi một thương nhân uỷ quyền cho người khác mang hàng hoá đi bán ở nơi xa. Với thời gian, khi sự phân công lao động xã hội ở trình độ cao, một chủ thể không thể và khó có thể thực hiện tất cả mọi công việc mà phải thông

62 Điều 8 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.

63 Xem thêm tại điểm 2 mục I Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế.

qua người đại diện. Điều đó càng đặc biệt đúng với loại hình doanh nghiệp. Bởi lẽ, doanh nghiệp là một thực thể do pháp luật đặt ra, tự bản thân nó không thể trực tiếp tham gia các giao dịch được mà phải thông qua những người đại diện. Theo pháp luật thực định Việt Nam, đại diện hợp pháp cho pháp nhân doanh nghiệp bao gồm hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền. Với sự phân chia hai hình thức đại diện thì vị trí và vai trò của chúng cũng có sự khác biệt nhất định.

- Thứ nhất, vị trí, vai trò của người đại diện theo pháp luật + Về vị trí của người đại diện theo pháp luật,

Theo quy định tại điều 141 BLDS 2005 thì có thể khẳng định, vị trí của người đại diện theo pháp luật phải là người đứng đầu pháp nhân. Có lẽ khi quy định như vậy, mục đích của các nhà làm luật là nhằm ràng buộc trách nhiệm của pháp nhân đối với hành vi của người đại diện theo pháp luật.

Còn đối với doanh nghiệp, tại khoản 13 điều 4 LDN 2005 quy định: “Người quản lý doanh nghiệp là chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên công ty hợp danh, chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.” Từ những chức danh quản lý này mà Điều lệ doanh nghiệp sẽ lựa chọn ra người đại diện theo pháp luật. Thông thường, đó có thể là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch công ty, GĐ/TGĐ. Như vậy, có cơ sở để cho rằng, vị trí người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp.

Song từ những quy định của BLDS và LDN, khó có thể hiểu vị trí của người đại diện theo pháp luật một cách minh định. Bởi lẽ, nói đến vị trí của một cá nhân trong tổ chức là nói đến chức vụ, thứ bậc cao thấp của cá nhân đó trong mối tương quan với những người cấu thành nên tổ chức. Cụ thể, khi nói đến vị trí của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là đề cập đến địa vị, thứ bậc cao thấp của chức danh đó so với chủ sở hữu doanh nghiệp và tất cả mọi thành viên cấu thành nên bộ máy quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế, cơ cấu của pháp nhân tương đối phức tạp kể cả pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp. Nhưng trong pháp nhân tư pháp thì các công ty lại chia ra nhiều loại hình khác nhau. Như vậy khó có thể xác định được ai là người đứng đầu pháp nhân, nhất là đối với CTHD mà trong đó các thành viên hợp danh có vị thế bình đẳng hoàn toàn với nhau và phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn định với các khoản nợ. Với lập luận trên thì quy định người

đại diện theo pháp luật là người đứng đầu doanh nghiệp dường như chưa thật sự thuyết phục.

Trong cấu trúc quản trị theo luật công ty của một số quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, không có quy định chức danh người đại diện theo pháp luật, mà nhìn chung, toàn bộ hoạt động quản lý, điều hành công ty được giao cho người quản lý. Ví dụ: Theo Luật thương mại Pháp, nếu điều lệ không có ấn định các quyền hạn cụ thể thì người quản lý có thể làm mọi việc liên quan đến việc quản lý vì lợi ích của công ty. Trong trường hợp có nhiều người quản lý, thì mỗi người đảm nhiệm mỗi quyền hạn riêng biệt. Tuy nhiên, trong mối quan hệ với người thứ ba, người quản lý được giao những quyền hạn rộng rãi nhất để có thể thay mặt công ty hành động trong mọi trường hợp, ngoại trừ các quyền hạn mà pháp luật chỉ dành riêng cho các thành viên công ty.65

Tương tự, luật công ty Anh Mỹ cũng quy định hoạt động kinh doanh và mọi công việc của công ty sẽ được điều hành dưới sự chỉ đạo của một ban giám đốc. Mà trong đó từng giám đốc có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi quyền hạn của họ.66

+ Về vai trò của người đại diện theo pháp luật,

Khoản 1 Điều 144 BLDS quy định: “Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Có một điểm cần phân biệt rõ là vai trò của người đại diện theo pháp luật và vai trò của người quản lý trong doanh nghiệp. Tuỳ từng mối quan hệ mà vai trò của những người này được đánh giá khác nhau. Trong mối quan hệ giao tiếp giữa công ty với bên ngoài, người ngoài công ty chỉ biết và chỉ cần biết người đại diện theo pháp luật là ai. Ngược lại, trong quan hệ nội bộ công ty thì người ta có thể không biết ai là người đại diện theo pháp luật mà chỉ cần biết ai có quyền hành gì.67

Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, chức danh người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và chức danh quản lý đồng thời do một cá nhân nắm giữ. Tuy nhiên vai trò của hai chức danh này là khác biệt và trong thực tiễn cần xác định rõ cá nhân đó thực hiện hành vi với tư cách là người đại diện theo pháp luật hay với tư cách là người quản lý điều hành doanh nghiệp.

65 Francis Lemeunier (1993), tldd 43, tr.198-199.

66 Alan B. Morrison (chủ biên) (2007), tldd 23, tr.534.

(i) Với vai trò là người quản lý, cá nhân đó có nhiệm vụ quyền hạn trong việc điều hành doanh nghiệp liên quan đến thẩm quyền quyết định các giao dịch, các công việc cụ thể trong hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp.

(ii) Với vai trò là người đại diện theo pháp luật, cá nhân đó được doanh nghiệp cử để tiếp xúc, giao dịch với những người bên ngoài và ý chí của công ty được thể hiện thông qua hành động của người đại diện. Có người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp không thể thoái thác trách nhiệm của mình với các chủ thể khác. Người thứ ba khi giao dịch với công ty thì chỉ cần quan tâm đến việc ràng buộc được công ty với hành động của nó để bắt nó chịu trách nhiệm, không lẫn lộn công ty với người điều hành của nó. Có tác giả còn nhận xét rằng: nếu “tả chân” người đại diện pháp lý của công ty chỉ là người nhận và gửi giấy tờ nhân danh công ty cùng mọi việc làm của người ấy đều ràng buộc công ty.68

Đứng ở góc độ đó, người đại diện theo pháp luật có một vai trò rất quan trọng trong suốt sự hoạt động của một doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

Một là, Trong mối quan hệ với chủ sở hữu, người đại diện doanh nghiệp đóng vai trò là người thụ ủy và có nghĩa vụ của người thụ uỷ, thay mặt chủ sở hữu thực hiện việc quản lý công ty cho họ, mà trong đó bao gồm cả thẩm quyền ra những quyết định nhất định để hành động cho và vì lợi ích của công ty cũng như định đoạt tài sản công ty.69 Đồng thời cùng với chủ sở hữu hoạch định các chiến lược, kinh doanh của công ty, góp phần nâng cao giá trị tài sản góp vốn của chủ sở hữu. Mặt khác, người đại diện còn đóng vai trò hỗ trợ chủ sở hữu kiểm soát hành vi của các chức danh quản lý khác, nhất là trong giao dịch với bên ngoài thông qua cơ chế người đại diện theo pháp luật là người duy nhất có thẩm quyền xác lập, thực hiện các giao dịch, mặc dù theo quy định của pháp luật, giao dịch đó có thể thuộc thẩm quyền quyết định của doanh nghiệp hoặc các chức danh quản lý khác. Nhờ đó, cơ chế giám sát nội bộ của doanh nghiệp chặt chẽ hơn, hạn chế tình trạng lạm quyền của các chức danh quản lý và người đại diện.

Hai là, trong mối quan hệ với khách hàng và các bên liên quan khác, người đại diện chính là người thay mặt cho doanh nghiệp trong các mối quan hệ đối ngoại. Tầm quan trọng của chữ ký người đại diện theo pháp luật trên một văn bản của công ty nằm

68 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2013), Công ty vốn, quản lý & tranh chấp theo LDN 2005, NXB Tri thức, TPHCM, tr.330.

ở chỗ ràng buộc công ty vào nội dung văn bản. Đối với người ngoài công ty, về mặt pháp lý, chủ tịch hay tổng giám đốc như nhau, ai là đại diện pháp lý mới hơn, hiểu theo ý nghĩa của sự ràng buộc.70 Hành vi của người đại diện chính là chứng cứ pháp lý để ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thông qua hành vi của người đại diện, các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát, đánh giá ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp để có những biện pháp xử lý, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo doanh nghiệp phát triển lành mạnh theo khuôn khổ pháp luật.

- Thứ hai, vị trí vai trò của người đại diện theo uỷ quyền, + Vị trí của người đại diện theo uỷ quyền,

Pháp luật dân sự hiện hành không quy định rõ về vị trí của người đại diện theo uỷ quyền. Theo quy định tại Điều 142, Điều 143 BLDS 2005 thì đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Về nguyên tắc, thẩm quyền đại diện cho pháp nhân rất giới hạn, chỉ tập trung vào người đại diện theo pháp luật. Những người khác trong cơ cấu của pháp nhân, chỉ khi nào được người đại diện theo pháp luật uỷ quyền thì mới có thẩm quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Từ đó có thể suy luận rằng, việc xác định vị trí của người đại diện theo uỷ quyền, về cơ bản, là dựa trên ý chí của người được đại diện.

LDN 2005 không có quy định cụ thể nào về vị trí của người đại diện theo uỷ quyền ngoại trừ định nghĩa tại Khoản 14 Điều 4: “Người đại diện theo uỷ quyền là cá nhân được thành viên, cổ đông là tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần uỷ quyền bằng văn bản thực hiện các quyền của mình tại công ty theo quy định của Luật này”. Với quy định này của LDN, có thể hiểu vị trí của người đại diện theo uỷ quyền là cá nhân được thành viên công ty TNHH, cổ đông là tổ chức của CTCP uỷ quyền bằng văn bản để thực hiện các quyền của họ tại công ty. Nhưng khi quy định về người quản lý công ty tại khoản 13 tại điều 4 LDN 2005 còn quy định thêm rằng, người quản lý công ty còn bao gồm những chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định. Thông thường, đó là các chức danh như Phó GĐ/Phó TGĐ, GĐ Chi nhánh, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng/Phó các bộ phận…các chức danh này không phải là người điều hành công ty, mà thường chỉ được coi là người giúp việc cho GĐ/TGĐ

trong công tác điều hành.71 Trên thực tế, trong các doanh nghiệp, người đứng đầu doanh nghiệp chỉ phụ trách điều hành tổng thể và họ phân công từng mảng công việc lớn cho các chức danh quản lý khác như Phó GĐ, Phó TGĐ phụ trách – những người này được coi là người được uỷ quyền thường xuyên thực hiện hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, có thể nói rằng, vị trí của người đại diện theo uỷ quyền của doanh nghiệp là những cá nhân giữ “các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định”

+ Về vai trò của người đại diện theo uỷ quyền,

Uỷ quyền là một phương tiện pháp lý cần thiết tạo điều kiện cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của quan hệ dân sự, bằng nhiều hình thức khác nhau có thể tham gia các giao dịch dân sự một cách thuận lợi nhất. Ý nghĩa xã hội pháp lý của chế định đại diện được thể hiện chính là ở chỗ, nhờ có nó mà một người có thể sử dụng tri thức, khả năng, kinh nghiệm của người đại diện và tiếp nhận kết quả từ hành vi pháp lý của người đó.72

Trong doanh nghiệp, không người chủ doanh nghiệp nào có thể tự mình làm hết mọi việc. Người đó phải uỷ thác một số việc cho người đại diện. Điều này không chỉ đúng với tập đoàn lớn, mà còn cho bất kỳ doanh nghiệp nào có nhân viên. Trong các tập đoàn, các cổ đông không thể tự nhân danh mình mà hành động, mà họ uỷ quyền cho HĐQT, theo đó lần lượt HĐQT uỷ quyền cho Ban giám đốc. Trên thực tế, đại diện luôn là một trong những chủ đề chính của Luật công ty.73 Xuất phát từ ý nghĩa đó, nếu không có Luật đại diện, thì mọi người phải tự hành động cho mình và không thể sử dụng đại diện, người bán hàng hoặc người đưa tin, còn các công ty không thể thực hiện được tất cả các chức năng của mình và phải chấm dứt hoạt động.74 Trong hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, tổ chức phức tạp, thông thường tại cùng một thời điểm, doanh nghiệp đó vẫn có thể thực hiện cùng lúc nhiều giao dịch với nhiều chủ thể. Để thực hiện được điều này thì người đại diện theo pháp luật thường ủy quyền cho “các chức danh quản lý khác” như Phó GĐ/ Phó TGĐ, các Trưởng phòng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện trực thuộc doanh nghiệp của mình để tổ chức, thực hiện những hoạt động sản xuất kinh doanh.

71 Bùi Xuân Hải (2005), “Người quản lý công ty theo Luật Doanh nghiệp 1999- Nhìn từ góc độ luật so sánh”,

Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4, tr.14-20

72 Hoàng Thế Liên (2010), tldd 19, tr.32.

73 Eric Rasmusen (2003), tldd 43, pp.256.

Thậm chí, trong phạm vi uỷ quyền, họ còn có thẩm quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Các ủy quyền này có thể mang tính chất thường xuyên, liên tục hoặc trong từng công việc cụ thể. Những phân tích trên đã khẳng định một cách nhất quán về vai trò thiết yếu của người đại diện theo uỷ quyền trong suốt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dưới góc độ của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, thì vai trò của người đại diện theo uỷ quyền mới chỉ giới hạn trong việc nhân danh thành viên công ty TNHH, cổ đông là tổ chức của CTCP thực hiện quyền của thành viên, cổ đông

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w