Khái quát về sự hình thành và phát triển chế định người đại diện

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 40)

7. Bố cục của luận văn:

2.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển chế định người đại diện

nghiệp trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam

Từ những phân tích ở chương I của Luận văn cho thấy, ở các nước phương Tây các quy định về đại diện có từ rất sớm, hình thành từ tập quán, thói quen của các thương nhân, còn ở Việt Nam các quy định về đại diện chủ yếu là do tiếp nhận từ bên ngoài.

Trước đây, thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vận hành theo cơ chế quan liêu bao cấp, các hoạt động kinh tế không có cơ sở để phát triển.104 Chỉ khi tiến hành Đổi mới năm 1986, kinh tế thị trường bước đầu được thừa nhận, hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh doanh thương mại mới từng bước được hình thành, trong đó có các quy định về đại diện.

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 là văn bản pháp luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tại Điều 12 luật này khi quy định về xí nghiệp liên doanh, khái niệm sơ khai về người đại diện của doanh nghiệp lần đầu tiên xuất hiện. Theo đó, mỗi bên trong xí nghiệp liên doanh cử người của mình vào HĐQT, TGĐ và các Phó TGĐ có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của xí nghiệp và chịu trách nhiệm trước HĐQT. Tuy nhiên, các

quy định này không thể hiện rõ tư tưởng đại diện theo pháp luật và đại diện theo uỷ quyền như các văn bản pháp luật sau này.

Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 đã có một số quy định về người đại diện của pháp nhân khi ký kết hợp đồng kinh tế, đã ghi nhận quan hệ đại diện giữa chủ thể pháp nhân và người đại diện trong việc ký kết hợp đồng kinh tế với chủ thể thứ ba. Nhưng với những quy định mang nặng tính hình thức đã gây những trở ngại, thậm chí là thiệt hại về kinh tế cho các chủ thể.105 Đó cũng là điểm hạn chế lớn của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989.

Pháp luật công ty Việt Nam đã có bước phát triển mới khi ban hành Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Trong hai đạo luật này đã có những quy định mang đặc trưng cơ bản về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Mặc dù có những điểm tiến bộ nhưng do ban hành vào những năm đầu của công cuộc đổi mới nên các quy định về người đại diện của doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở những chế định cơ bản nhất, còn mang tính nguyên tắc và chưa được cụ thể hoá.106

Cùng với việc pháp điển hoá các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật kinh doanh thương mại, các quy định về đại diện đã được ghi nhận trong BLDS 1995 và LDN 1999. Trong thời kỳ này, có sự tách biệt giữa hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự và hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động kinh tế thương mại. Song về thực chất, sự phân biệt này trong luật thực định chưa được làm rõ từ luật vật chất cho tới luật hình thức, chưa có một hệ thống lý thuyết rõ ràng của hai ngành luật dân sự và luật kinh tế.107 Vì thế, pháp luật về đại diện vẫn chưa có sự thống nhất với nhiều hạn chế về nội dung và phạm vi điều chỉnh.

BLDS 2005 và LDN 2005 được ban hành đánh dấu một bước cải cách quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thể chế kinh tế thị trường, cùng với đó là một hệ thống pháp luật dân sự - thương mại thống nhất, liên thông được xác lập dựa trên nguyên tắc mối quan hệ luật chung và luật riêng. BLDS được xác định là luật chung.108 LDN và các đạo luật khác liên quan đến các hành vi kinh doanh thương mại

105 Bùi Ngọc Cường (2001), “Vấn đề hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế nước ta hiện nay”, Tạp chí Khoa học Pháp lý số 4. tr.20.

106 Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.124-125.

107 Xem thêm Nguyễn Như Phát, Ngô Huy Cương, “Những khác biệt giữa Luật thương mại Việt Nam và các chế định pháp luật thương mại các nước” nguồn: tranductuan.files.wordpress.com/2013/04/5-luat- thuong -mai-so- sanh.doc

108 Hồ Ngọc Hiển (2012), Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.97.

được xác định là luật chuyên ngành. Các quy định về đại diện cũng dựa trên nguyên tắc này. Do tầm quan trọng của chế định đại diện nên BLDS 2005 đã dành một chương riêng để quy định về đại diện trong quan hệ pháp luật dân sự. Về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam đã tiếp nhận và có sự hài hoà nhất định với quan niệm chung của các nước về đại diện khi quy định tại điều 139 BLDS 2005 đại diện là việc một người nhân danh và vì lợi ích của người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Quan hệ đại diện được xác lập theo pháp luật hoặc theo ủy quyền.109 Cụ thể là:

- Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đối với pháp nhân, người đại diện theo pháp luật là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về phạm vi đại diện, người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập thực hiện giao dịch dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ 18 tuổi trở lên xác lập, thực hiện. Phạm vi đại diện chỉ được xác lập theo sự uỷ quyền.

Ngoài ra chế định về đại diện còn được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tín dụng…. hình thành nên một hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ đại diện, có sự tương thích nhất định với các điều ước và thông lệ quốc tế.

Tóm lại, do hoàn cảnh lịch sử, sự hình thành và phát triển chế định về đại diện ở nước ta chủ yếu là được tiếp nhận từ các nguồn bên ngoài, không phải xuất phát từ tập quán, thói quen thương mại. Quá trình du nhập tư tưởng pháp luật nước ngoài vào Việt Nam có lúc mang tính cưỡng bức, có lúc chủ động sáng tạo và không hiếm những sao chép máy móc.110 Vì thế, nhìn chung, việc xây dựng những quy định pháp luật về quan hệ đại diện chủ yếu được diễn ra trong từng lĩnh vực đơn lẻ, thiếu tính hệ thống

109 Xem: Điều 139; Điều 140; Điều 141; Điều 142; Điều 143; Điều 144 BLDS 2005

110 Phạm Duy Nghĩa (2002), “Tiếp nhận pháp luật nước ngoài thời cơ và thách thức cho nghiên cứu lập pháp”,

đồng bộ và dường như ít lưu tâm đến các học thuyết làm nền tảng cho các quy định đó vận hành.

Một phần của tài liệu Luận văn Pháp luật về Người đại diện của Công ty (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w