- Đối tượng khen thưởng: Cũng giống như đối tượng thi đua, đối tượng khen thưởng rất rộng bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà
3.1.2. Những quan điểm cơ bản
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, để thi đua, khen thưởng ngày càng phát huy vai trò, tác dụng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng phải đảm bảo các quan điểm chỉ đạo sau:
+ Pháp luật về thi đua khen thưởng phải thể hiện được tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua ái quốc; quán triệt và thể chế hóa các đường lối chính sách thi đua, khen thưởng của Đảng trong giai đoạn mới. Tại các văn bản chỉ đạo về công tác thi đua, khen thưởng, Đảng ta đã thể hiện chủ trương, quan điểm, tư tưởng cơ bản về thi đua, khen thưởng, khẳng định vai trò, vị trí hết sức quan trọng của thi đua, khen thưởng trong giai đoạn cách mạng mới; thi đua gắn liền với các hình thức khen thưởng, phù hợp với điều kiện đất nước, động viên kịp thời, đúng người, đúng việc, hướng về cơ sở và người lao động; các phong trào thi đua phải gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các ngành, các địa phương, cơ quan, đơn vị và cơ sở, có mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực…
+ Pháp luật về thi đua, khen thưởng phải thể hiện được truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là "Uống nước nhớ nguồn"; phát huy những ưu điểm, kinh nghiệm về công tác thi đua, khen thưởng qua các giai đoạn cách mạng. Bởi vì, lịch sử đất nước ta gắn liền với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ ngày thành lập nước đến nay (năm 1945), chúng
ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, với rất nhiều hi sinh, mất mát, nhiều cá nhân đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bởi vậy tiếp bước và phát huy các phong trào thi đua qua các giai đoạn các mạng, ghi nhận và biết ơn những con người đã có công lao to lớn đóng góp cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước kia cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay, cũng là một là cách thể hiện truyền thống đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của nhân dân ta.