Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thƣởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 71)

- Đối tượng khen thưởng: Cũng giống như đối tượng thi đua, đối tượng khen thưởng rất rộng bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà

2.2.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thƣởng

khen thƣởng

Bên cạnh những hạn chế trong các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, công tác tổ chức thực hiện các quy định này trong những năm

qua cũng bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Sau khi có Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua, Khen thưởng, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản (cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính), để chỉ đạo và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng trong phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát huy tác dụng tích cực trong công tác thi đua, khen thưởng, một số văn bản do bộ, ngành, địa phương ban hành còn tồn tại nhiều bất cập , không bám sát những quy định của Luật và Nghị định , có nơi quy định tiêu chuẩn quá cao , có nơi lại quy định tiêu chuẩn thấp , dẫn đến mặt bằng khen thưởng không thống nhất giữa các bộ , ngành địa phương , thậm chí không thống nhất trong thực hiện các quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được các cấp, các ngành và các địa phương thực sự quan tâm, còn thiếu các hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, để các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng đi vào đời sống và được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trong thực tiễn. Thực tế hiện nay, thi đua, khen thưởng nói chung và pháp luật về thi đua, khen thưởng nói riêng chỉ được quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu khi các cơ quan, đơn vị yêu cầu bình xét thi đua, khen thưởng cuối năm; thậm chí, trong bình xét khen thưởng, nhiều người cũng không tìm hiểu và căn cứ vào các quy định của pháp luật, mà bình xét chủ yếu theo cảm tính và kinh nghiệm của bản thân, làm hạn chế kết quả công tác thi đua, khen thưởng.

- Các phong trào thi đua tuy đã được triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước và ở các bộ, ngành, địa phương, song thực tế mới tập trung khu vực thành thị, các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước, chưa phát triển đều khắp ở các vùng, miền, các thành phần kinh tế.

Tổ chức các phong trào thi đua còn hình thức, thiếu thường xuyên, liên tục, có phát động nhưng thiếu các biện pháp tổ chức cần thiết bao gồm cả

điều kiện và nguồn lực cán bộ để làm nòng cốt cho phong trào. Một số phong trào thi đua có "phát" nhưng không có "động", khi phát động thì phô trương, rầm rộ, nhưng khi tổ chức thực hiện thì hời hợt, không có nội dung, tiêu chí rõ ràng, vừa lãng phí vừa không tạo được động lực thi đua trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Nội dung các phong trào thi đua chưa thật sự thiết thực, chưa gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Hình thức, phương thức tổ chức các phong trào thi đua còn nghèo nàn, đi theo lối mòn, chậm được đổi mới, chủ yếu là tổ chức hội nghị trong hội trường để phát động thi đua, do đó chưa tạo được không khí sôi nổi, quyết tâm và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.

Trong tổ chức các phong trào thi đua, chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chưa tạo được sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan, từ đó hạn chế trong việc phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ chung.

- Chất lượng các hình thức khen thưởng tuy có được nâng lên, nhưng không ít các bộ, ngành, địa phương còn vận dụng và đề nghị mức khen thưởng chưa đúng với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định của Chính phủ, làm giảm hiệu lực thi hành các quy định của pháp luật và tạo ra sự thiếu thống nhất trong công tác thi đua, khen thưởng.

Trong bình xét danh hiệu hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng còn có biểu hiện nể nang, cào bằng, mang tính luân phiên, không bám sát các tiêu chuẩn điều kiện theo quy định. Có cơ quan, đơn vị hầu hết cán bộ, công chức đạt danh hiệu Lao động tiên tiến, thậm chí có đơn vị công nhận trên 70% cán bộ, công chức đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở", không đảm bảo tính tiêu biểu trong việc phong tặng các danh hiệu thi đua.

Công tác thẩm định hồ sơ khen thưởng của các cơ quan quản lý nhà nước về thi đua khen thưởng còn hạn chế, chưa sát và thiếu chặt chẽ, dẫn đến khen thưởng còn nhiều, chưa kịp thời, chưa chính xác; một số tập thể, cá nhân

được khen thưởng ít có sức lan tỏa và nêu gương trong cuộc sống, có những trường hợp khi tổ chức khen thưởng đã gây phản cảm, bức xúc trong dư luận xã hội. Khen thưởng cho cán bộ lãnh đạo quản lý còn nhiều, chưa chú trọng khen thưởng cá nhân, người lao động, người sản xuất trực tiếp.

- Thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng còn phức tạp, nhiều điểm chưa rõ ràng, nhất là quy trình, thủ tục trình các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước. Theo quy định, các hồ sơ trình khen thưởng phải trình qua nhiều cấp, nhiều cơ quan, ở mỗi cấp, việc xét khen thưởng lại thực hiện nhiều thủ tục khác nhau, như: Thẩm định hồ sơ, lấy ý kiến hiệp y (nếu cần), xin ý kiến của Đảng ủy cùng cấp (đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy Đảng quản lý), thông qua tại Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp… Trên thực tế́ thời gian để hoàn thiện các thủ tục này dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau (lịch công tác của cấp ủy Đảng và của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, trách nhiệm của các cơ quan hiệp y…), dẫn đến thời gian trình khen thưởng cho tập thể, cá nhân thường bị kéo dài, thậm chí mất cả năm mới có quyết định khen thưởng. - Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng chưa được tiến hành thường xuyên và hiệu quả. Tổ chức, cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra mới chỉ thành lập ở cấp Trung ương, vì vậy công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở các bộ, ngành, địa phương hầu như không được thực hiện. Công tác kiểm tra tuy có được tiến hành nhưng thực hiện còn hình thức, chung chung, chủ yếu thông qua báo cáo hành chính mà ít kiểm tra trực tiếp, kiểm tra toàn diện, chưa quan tâm kiểm tra ở cấp cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi đua khen thưởng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc, trình độ, năng lực còn hạn chế, thiếu kiến thức về pháp luật, vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng các quy định của pháp luật vào thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Tinh thần

trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thực sự là công bộc của nhân dân. Thái độ, tác phong chưa công tâm, khách quan; hiện tượng gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân và cơ sở vẫn xảy ra.

Như vâ ̣y , trên cơ sở phân tích những kết quả trong công tác thi đua , khen thưởng , cũng như những hạn chế , vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật về thi đua , khen thưởng cho thấy : Luâ ̣t Thi đua - Khen thưởng, các văn bản quy đi ̣nh chi tiết và hướng dẫn thi hành Luâ ̣t Thi đua , Khen thưở ng trong những năm qua đã ta ̣o cơ sở pháp lý quan tro ̣ng để nhà nước quản lý thi đua, khen thưởng bằng pháp luâ ̣t ; căn cứ các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t , các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vi ̣ đã tổ chức nhiều phong trào thi đua thiết thực hiê ̣u quả và thực hiê ̣n tốt công tác khen thưởng , tạo khí thế thi đua sôi nổi và đô ̣ng lực to lớn , góp phần cùng cả nước hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế , xã hội , quốc phòng , an ninh . Tuy nhiên , sau hơn 6 năm thực hiê ̣n , Luâ ̣t Thi đua , Khen thưởng và các văn bản quy đi ̣ nh chi tiết cũng bô ̣c lô ̣ những ha ̣n chế , vướng mắc; mă ̣t khác công tác tổ chức thực hiê ̣n các quy đi ̣nh của pháp luật về thi đua , khen thưởng cũng còn nhiều bất câ ̣p , làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua và công tác khen thưở ng nói chung cũng như thực hiê ̣n các quy định của pháp luật về thi đua , khen thưởng nói riêng . Chính vì vậy , viê ̣c xây dựng các giải pháp góp phần hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng ở nước ta là mô ̣t đòi hỏi khách quan trong công cuô ̣c xây dựng và bảo vê ̣ tổ quốc hiê ̣n nay .

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)