Kết quả thực hiện các quy định về khen thƣởng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 49)

- Đối tượng khen thưởng: Cũng giống như đối tượng thi đua, đối tượng khen thưởng rất rộng bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà

2.1.2. Kết quả thực hiện các quy định về khen thƣởng

Trong những năm qua, do có quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị cơ sở đã có căn cứ để đối chiếu, xem xét, đề nghị các hình thức khen thưởng phù hợp, có bước tiến bộ hơn so với trước khi có Luật Thi đua, Khen thưởng. Trong 5 năm qua (từ năm 2006 đến năm 2010), công tác khen thưởng đã đạt những kết quả sau đây:

+ Khen thưởng cho cán bộ có quá trình cống hiến: Đây là hình thức khen thưởng cho các đối tượng là các đồng chí cán bộ lãnh đạo đảm nhận các trọng trách, chức vụ được Đảng và Nhà nước giao. Trong 5 năm, Chủ tịch nước đã có quyết định khen thưởng 48/97 Huân chương Sao vàng, 114/243 Huân chương Hồ Chí Minh cho cá nhân là các đồng chí thuộc diện cán bộ Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, các đồng chí là Khu ủy, Bí thư Khu ủy, Xứ ủy có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ 31/12/1944 và từ năm 1935 trở về trước; có 2.144/5.740 Huân chương Độc lập các hạng khen thưởng cho cá nhân là cán bộ theo tinh thần Thông tri số 38 ngày 25/10/1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa V) và cán bộ có quá trình cống hiến theo Nghị định 121/2005/NĐ-CP của Chính phủ; 5.443/25.603 Huân chương Lao động các hạng cho cán bộ có quá trình cống hiến chủ yếu tham gia hoạt động cách mạng sau ngày đất nước được giải phóng 30/4/1975.

+ Khen thưởng theo niên hạn: Đã đáp ứng việc khen thưởng cho cán bộ, chiến sĩ có thời gian công tác lâu năm trong lực lượng Quốc phòng và Công an nhân dân. Trong 5 năm qua, Nhà nước đã tặng thưởng 430.529 Huy chương Chiến sĩ vẻ vang, 45.638 Huy chương Quân kỳ quyết thắng, 22.906 Huy chương Vì an ninh Tổ quốc, kịp thời động viên cán bộ, chiến sĩ có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Tỷ lệ khen thưởng theo niên hạn hàng năm so với tổng số các hình thức khen thưởng là : 54,19% ( năm 2006), 75,73% ( năm 2007), 77,63% ( năm 2008), 83,03% (năm 2009), 56,59% (tính đến hết tháng 9 năm 2010).

+ Khen thưởng thành tích kháng chiến: Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, công tác khen thưởng thành tích kháng chiến đã được triển khai với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân. Trong 5 năm qua, Nhà nước đã khen thưởng 124.076 trường hợp có thành tích trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong đó: 2.974 Huân chương Độc lập cho các hộ gia đình; 80.764 Huân, Huy chương kháng chiến chống Mỹ, 8.159 Huân, Huy chương kháng chiến chống Pháp, 6.329 Bằng khen kháng chiến của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nghìn bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tặng thưởng cho các đối tượng tham gia kháng chiến nhưng chưa đủ tiêu chuẩn được khen thưởng cấp nhà nước.

Về phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến, cả nước hiện đã có 5.196 tập thể và 1.725 cá nhân được Đảng, Nhà nước phong tặng, truy tặng Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thành tích kháng chiến. Riêng các cấp hành chính nhà nước đã có: 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, 73,2% số huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; 27,32% số xã, phường, thị trấn đã được Đảng, Nhà nước phong tặng Anh hùng.

Đến nay, cả nước đã hoàn thành tốt việc khen thưởng thành tích hai cuộc kháng chiến. Về chủ trương, các trường hợp còn sót lại đủ tiêu chuẩn vẫn được tiếp tục xem xét theo hướng giải quyết các trường hợp cá biệt.

+ Khen thưởng thường xuyên, khen thưởng theo chuyên đề, khen thưởng đột xuất đã có nhiều cố gắng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Khen thưởng thường xuyên 5 năm qua có 62.993 trường hợp được tặng thưởng các loại Huân chương, Huy chương, Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, chiếm tỷ lệ 8,71% so với tổng số các hình thức khen thưởng. Trong đó: 622 Huân chương Độc lập các hạng, 19.528 Huân chương Lao động các hạng, 268 Huân chương Quân công các hạng, 2.061 Huân chương bảo vệ Tổ quốc các

hạng và 40.514 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Về khen chuyên đề và khen đột xuất, trong 5 năm đã khen thưởng 7.223 trường hợp, chiếm tỷ lệ gần 1% tổng số các hình thức khen thưởng, trong đó: 456 Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, 1.263 Huân chương Chiến công, 632 Huân chương Lao động và 4.841 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

+ Khen thưởng đối ngoại: Đối tượng khen thưởng là những tập thể, cá nhân nước ngoài có công lao đóng góp cho đất nước Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Trong thực tiễn thực hiện Luật Thi đua, Khen thưởng, khen thưởng đối ngoại hiện nay ở nước ta chủ yếu được thực hiện bằng hình thức Huân, Huy chương Hữu nghị. Trong 5 năm, Nhà nước ta đã tặng thưởng 447 Huân chương Hữu nghị và 458 Huy chương Hữu nghị cho các tập thể, cá nhân là người nước ngoài.

Ngoài các hình thức thi đua khen thưởng nêu trên, Nhà nước ta còn thực hiện khen thưởng các hình thức khen thưởng khác (có phụ lục chi tiết).

Theo số liệu thống kê kết quả khen thưởng trong 5 năm qua, số lượng khen thưởng chủ yếu tập trung vào hình thức khen thưởng theo niên hạn (chiếm tỷ lệ 70,44%), khen thưởng thành tích kháng chiến 17,15%, còn lại tất cả các hình thức khen thưởng khác chỉ chiếm tỷ lệ 12,4%; điều đáng lưu ý là bình quân 5 năm qua (2006 - 2010), tỷ lệ khen thưởng thường xuyên (khen kinh tế - xã hội) chiếm tỷ lệ 8,71%, khen thưởng Huân chương Lao động tính trên tổng số đầu mối khen thưởng chiếm 4,42%; danh hiệu Anh hùng Lao động chiếm tỷ lệ 0,026%.

Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã quan tâm chỉ đạo khen thưởng kịp thời các thành tích đột xuất trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, khen thưởng các tấm gương dũng cảm trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, những cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất trong đấu tranh phòng chống tội phạm, khen thưởng trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, khen thưởng thành tích trong công tác đặc xá, khen kỷ niệm 60 năm

ngày thương binh, liệt sĩ, khen thưởng các điển hình tiên tiến tại Đại hội các dân tộc các cấp ; tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân là các điển hình tiên tiến trong 3 năm thực hiện cuộc vận "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"…

Khen thưởng cho người lao động, công nhân, nông dân trực tiếp sản xuất đã được một số Bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm: Thành phố Hà Nội 5 năm qua, cán bộ cơ sở và người lao động đạt danh hiệu "Người tốt, việc tốt" của thành phố chiếm tỷ lệ 92,5%; Chiến sĩ thi đua cấp thành phố (giai đoạn 2005-2007) là người lao động t rực tiếp sản xuất, công tác chiếm 54,4%. Tỉnh Lào Cai tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho đối tượng là công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp sản xuất, công tác chiếm tỷ lệ 55,7%; huyện SaPa (tỉnh Lào Cai) trong 3 năm 2006-2008 có 2.653 cá nhân ở cấp xã, thị trấn được khen thưởng trong đó có 60% là người dân tộc thiểu số . Từ năm 2007 - 2009, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam đã đề nghi ̣ hình thức khen thưởng từ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên cho tổ đội, phân xưởng, quản đốc, phó quản đốc, tổ trưởng, công nhân trực tiếp sản xuất bình quân chiếm tỷ lệ 55,6%, trong 19 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động có 15 người là công nhân trực tiếp khai thác trong hầm lò, thợ lái máy khoan, máy xúc, lái xe tải hạng nặng, thợ điện, thợ thăm dò địa chất…

Kết quả khen thưởng nêu trên đã đóng góp tích cực thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước, động viên, cổ vũ các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, biểu dương tôn vinh các điển hình tiên tiến, góp phần xây dựng con người mới, hạn chế những mặt yếu kém, tiêu cực trong xã hội.

Từ kết quả thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng cho thấy: Pháp luật về thi đua, khen thưởng trong những năm qua đã thực sự đi vào đời sống và phát huy tác dụng, là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng, động

viên, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân, hộ gia đình đạt được thành tích xuất sắc trong các giai đoạn phát triển của đất nước, kịp thời cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tiếp tục thi đua phấn đấu, góp phần xây dựng và bảo vệTổ quốc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)