Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 45)

- Đối tượng khen thưởng: Cũng giống như đối tượng thi đua, đối tượng khen thưởng rất rộng bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà

2.1.1. Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua

Thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 21/5/2004 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân điển hình tiên tiến, căn cứ các quy định của pháp luật về thi đua, những năm qua, phong trào thi đua trong cả nước đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngoài các phong trào thi đua trên phạm vi cả nước, ở các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng phát động các phong trào thi đua của ngành và địa phương mình, góp phần tạo động lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tạo không khí thi đua sôi nổi cùng cả nước thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Các phong trào thi đua phạm vi toàn quốc được phát động sâu rộng và toàn diện trên tất cả các mặt , các lĩnh vực cửa đời sống xã hô ̣i , do Thủ tướng Chính phủ , Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động , nhằm cổ vũ , động viên các cấp , các ngành và nhân dân cả nước tích cực thực

hiện những nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời điểm , từng giai đoạn nhất định, tiêu biểu là : Ngày 08/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 17/2006/CT-TTg phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 và kế hoạch 5 năm (2006-2010) theo Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Ngày 11/6/2008, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2008), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thay mặt Chính phủ, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động phong trào thi đua đẩy mạnh thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, nỗ lực quyết tâm cao nhất để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai, bão lụt liên tiếp diễn ra, làm cho nền kinh tế nước ra gặp nhiều khó khăn, đời sống của nhân dân bị ảnh hưởng, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua với chủ đề "cả nước chung sức, đồng lòng, chia sẻ khó khăn, thi đua giành thắng lợi". Cũng trong năm 2009, để thiết thực hướng tới Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 14/6/2009, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát động phong trào thi đua "Cả nước hướng tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội", tại buổi lễ Thủ tướng Chính phủ đã phát động đợt thi đua đặc biệt, nhân dân cả nước thi đua làm những việc thật cụ thể, thiết thực, chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Năm 2010, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động phong trào thi đua: Cả nước chung sức, đồng lòng, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, lập thành tích chào mừng 80 năm ngày thành lập Đảng, 65 năm ngày thành lập nước, 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII và các sự kiện trọng đại của dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm (2006-2010).

Các phong trào thi đua nêu trên đã bám sát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để xác định mục tiêu và nội dung thi đua, cổ vũ, động viên các cấp, các ngành và nhân dân cả nước tích cực phấn đấu, vượt qua khó khăn, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Mặt khác, các phong trào thi đua phạm vi toàn quốc cũng chính là các phong trào nòng cốt, khơi dậy phong trào thi đua trong cả nước.

- Các Bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương, đã cụ thể hóa nội dung thi đua trên các lĩnh vực: Quản lý và tham gia quản lý nhà nước, nghiên cứu và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, công tác tham mưu, hoạch định các chủ trương, đường lối của đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các Bộ, ngành kinh tế, khoa học, văn hóa, xã hội, các Tổng công ty và Tập đoàn kinh tế đã đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đẩy nhanh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phong trào ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong quản lý và sản xuất, phong trào thi đua trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế... Các Bộ, ngành tổng hợp, nội chính, các Ban của đảng ở trung ương đã đẩy mạnh phong trào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong nghiên cứu, xây dựng giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phong trào thi đua vì an ninh Tổ quốc, cải cách hành chính, cải cách tư pháp; đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong đầu tư phát triển; tham mưu hoạch định các chủ trương, đường lối của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao chất lượng và tiến độ xây dựng các luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác…

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã bám sát nhiệm vụ chính trị được giao, ngoài các nội dung chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn, đã đi sâu xây dựng các tiêu chí về xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tỷ suất sinh, tỷ lệ sử dụng điện, nước sạch sinh hoạt, công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội, công tác

xây dựng, quản lý đô thị và đất đai, giảm tỷ lệ tai nạn giao thông, các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các biện pháp phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng, các tiêu chí về giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa - thông tin, bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn, xây dựng đời sống văn hóa, đẩy mạnh cải cách hành chính, ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Các phong trào thi đua yêu nước trong những năm qua đã tạo không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp, thực sự trở thành động lực, góp phần khai thác mọi tiềm năng, tập trung các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, góp phần xứng đáng vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Tại Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII, Thủ tướng Chính phủ đánh giá các phong trào thi đua yêu trong cả nước đã góp phần huy động tốt hơn các nguồn lực, khắc phục có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong những năm qua, việc bình xét, phong tặng các danh hiệu thi đua cũng có nhiều tiến bộ và đi vào nề nếp. Hằng năm, các cơ quan có thẩm quyền bình xét, đề nghị phong tặng và phong tặng các danh hiệu thi đua đã bám sát các quy định của pháp luật, lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chuẩn điều kiện để phong tặng các danh hiệu thi đua. Việc bình xét các danh hiệu thi đua được thực hiện từ cơ sở, theo đúng trình tự, thủ tục và đảm bảo nguyên tắc: Lựa chọn những tập thể, cá nhân tiêu biểu từ những tập thể, cá nhân đã được tặng danh hiệu thi đua cấp thấp, để xem xét tặng thưởng danh hiệu thi đua cấp cao hơn.

Trong 5 năm (từ 2006 - 2010), đã có 1.585 cá nhân được phong tặng danh hiệu Chiến sĩ Thi đua toàn quốc và 4.573 tập thể được Chính phủ tặng Cờ thi đua của Chính phủ, do có những thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)