- Đối tượng khen thưởng: Cũng giống như đối tượng thi đua, đối tượng khen thưởng rất rộng bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà
1.2.2.3. Quy định về thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng
- Thẩm quyền quyết định khen thưởng: Được quy định từ Điều 77 đến Điều 80 Luật Thi đua, khen thưởng, theo đó:
+ Chủ tịch nước quyết định tặng thưởng Huân chương, Huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước", Danh hiệu vinh dự Nhà nước.
+ Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ".
+ Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng thưởng các danh hiệu:, "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ".
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tặng "Bằng
khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương"; danh hiệu: "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương", "Tập thể Lao động xuất sắc", "Đơn vị Quyết thắng".
+ Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc Bộ, ban ngành cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc các doanh nghiệp Nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận các danh hiệu: "Tập thể Lao động tiên tiến", "Đơn vị tiến tiến"; Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở", "Chiến sĩ tiên tiến" và giấy khen.
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định công nhận danh hiệu "Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hóa".
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa".
- Thẩm quyền trao tặng: Theo qui định tại Điều 81 của Luật Thi đua, Khen thưởng, người có thẩm quyền quyết định tặng hình thức khen thưởng nào thì trực tiếp trao tặng hoặc ủy quyền trao tặng hình thức khen thưởng đó.
Đại sứ hoặc người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được ủy quyền trao tặng các hình thức khen thưởng của Nhà nước Việt Nam cho tập thể và cá nhân ở nước sở tại.
- Tuyến trình khen thưởng: Theo qui định tại Điều 53 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP: Cấp nào quản lý về tổ chức cán bộ và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm xem xét trình cấp trên khen thưởng đối với các trường hợp thuộc phạm vi quản lý. Ngoài ra còn quy định cụ thể đối với một số đối tượng sau:
+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương và các tập thể cơ quan của Quốc hội do Văn phòng Quốc hội làm đầu mối tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ;
+ Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương và đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, tập thể Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tổng hợp hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
+ Các hội là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng gồm: Hội có tổ chức Đảng đoàn hoặc tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan Trung ương;
+ Các hội là thành viên do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam quyết định thành lập do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
+ Các hội nghề nghiệp khác ở trung ương do Bộ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
+ Các hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp thuộc địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
+ Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấp nào quyết định cổ phần hóa, quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức đó thì cấp đó trình khen thưởng.
+ Đối với các công ty, tổng công ty nhà nước (đã cổ phần hóa) thuộc Bộ, ngành quản lý nhà nước do Bộ, ngành đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng, kể cả các công ty, tổng công ty đã chuyển giao phần vốn nhà nước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quản lý.
+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng
(trừ những đơn vị là thành viên thuộc các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập).
+ Đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.
+ Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh:
Việc tặng thưởng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương" cho cá nhân do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ xem xét, quyết định.
Việc đề nghị tặng thưởng "Cờ thi đua của Chính phủ", danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", "Anh hùng Lao động", "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", căn cứ đề nghị của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ.
Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Nhà nước, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh trình trực tiếp trình Thủ tướng Chính phủ về khen thưởng Huân chương, Huy chương các loại, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ tục và hồ sơ đề nghị khen thưởng: Theo quy định tại Điều 83 Luật Thi đua, Khen thưởng và từ Điều 53 đến Điều 65 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng được thực hiện như sau:
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ , Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ, đề
nghị Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương, huy chương, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước", danh hiệu vinh dự nhà nước;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị Chính phủ quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ"; đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định tặng "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ", danh hiệu "Chiến sĩ Thi đua toàn quốc".
+ Các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng khác do cấp dưới trực tiếp của người có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đề nghị.
+ Cơ quan chức năng về thi đua, khen thưởng tiếp nhận, xem xét hồ sơ và tham mưu cho người có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng.
Ngoài thủ tục chung nói trên, đối với một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực hiện các quy định sau:
+ Việc xét tặng hoặc truy tặng "Huân chương Sao vàng", "Huân chương Hồ Chí Minh" cho cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận. Việc xét tặng "Huân chương Sao vàng", "Huân chương Hồ Chí Minh" cho tập thể do Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, kết luận; trường hợp đặc biệt, Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trình khen thưởng theo quy định.
+ Đối với cán bộ thuộc diện cấp ủy Đảng quản lý trước khi trình các hình thức khen thưởng từ Huân chương Độc lập trở lên , danh hiê ̣u "Nhà giáo nhân dân", "Thầy thuốc nhân dân ", "Nghệ sĩ nhân dân ", "Nghê ̣ nhân nhân dân", danh hiệu Anh hùng , danh hiê ̣u "Chiến sĩ thi đua toàn quốc ", phải có ý kiến Ban Thường vụ Tỉnh ủy , Thành ủy trực thuộc Trung ương , Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn các bô ̣, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.
+ Đối với các trường hợp cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý đề nghị hình thức khen thưởng từ Huân chương trở lên, danh hiệu Anh hùng và "Chiến sĩ Thi đua toàn quốc", trước khi trình khen thưởng, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương về các nội dung quản lý cán bộ: Quá trình công tác, chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ, các hình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có).
+ Đối với việc xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú", "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú", "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú", "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú", "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước"; căn cứ vào các đề nghị của Bộ, ngành, địa phương, Hội đồng cấp nhà nước của các danh hiệu, giải thưởng trên xét phong tặng (thông qua việc bỏ phiếu tín nhiệm ). Trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước xét tă ̣ng các danh hiê ̣u trên , Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Đối với danh hiệu anh hùng: Căn cứ đề nghị của Bộ, ngành, địa phương và ý kiến của các cơ quan liên quan , Hội đồng Thi đua - Khen thưởng họp, thảo luận và bỏ phiếu tín nhiệm . Những trường hợp đạt số phiếu đồng ý của các thành viên Hội đồng từ 90% trở lên, Thường trực Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, trên cơ sở đó Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
- Hiệp y khen thưởng: Là hình thức lấy thêm thông tin của các cơ quan liên quan để có thêm căn cứ khi quyết định khen thưởng , hiệp y khen thưởng được qui định tại khoản 13 và khoản 15 Điều 53, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP.
Cơ quan thẩm định hồ sơ có trách nhiệm lấy ý kiến hiệp y của các cơ quan có liên quan. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương lấy ý kiến hiệp y của bộ, ban, ngành, đoàn thể trung ương có chức năng quản lý ngành và lĩnh
vực đối với các cơ quan , đơn vị thuộc tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương và cấp trưởng của các đơn vị này , khi trình các hình thức khen thưởng : ''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'', Huân chương các loại, danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", danh hiệu Anh hùng;
Khi có văn bản xin ý kiến của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sau 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời. Trường hợp không có ý kiến trả lời, tiếp sau 10 ngày Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sẽ tiến hành các thủ tục trình khen thưởng theo quy định.
- Thờ i gian thẩm đi ̣nh hồ sơ : Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ khen thưởng và trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất 15 ngày đối với các hồ sơ đủ điều kiện, 30 ngày đối với các trường hợp phải có ý kiến hiệp y. Việc xem xét hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng được thực hiện theo Quy chế của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
Văn phòng Chính phủ tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương và hồ sơ theo quy định. Văn phòng Chủ tịch nước trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định khen thưởng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có văn bản đề nghị của Thủ tướng Chính phủ và hồ sơ theo quy định.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng:
Hồ sơ đề nghị xét khen thưởng danh hiệu thi đua, Huân chương, Huy chương, "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ", danh hiệu vinh dự Nhà nước, "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước" được qui định chung tại khoản 1, 2 Điều 84 của Luật Thi đua, Khen thưởng và cụ thể hóa tại Nghị định số 42/2010/NĐ-CP Chính phủ như sau:
+ Hồ sơ đề nghị trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng thưởng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc", gồm có: Tờ trình của Bộ, ngành, địa phương
kèm theo danh sách đề nghị tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"; Báo cáo thành tích và tóm tắt thành tích của cá nhân có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài, sáng kiến, giải pháp trong công tác có xác nhận của Hội đồng sáng kiến khoa học cấp Bộ, ngành, tỉnh; Biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp Bộ, ngành, địa phương.
+ Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng "Cờ thi đua của Chính phủ, gồm có: Tờ trình của Bộ, ngành, địa phương kèm theo danh sách đề nghị tặng danh hiệu "Cờ Thi đua của Chính phủ"; báo cáo thành tích và tóm tắt thành tích của tập thể được đề nghị tặng thưởng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huân chương các loại, "Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ" gồm có: Tờ trình Bộ, ngành, địa phương kèm theo danh sách đề nghị khen thưởng; Báo cáo thành tích và bản tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; biên bản bình xét và kết quả bỏ phiếu đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của cấp trình Thủ tướng Chính phủ.
+ Hồ sơ đề nghị khen thưởng Huy chương gồm có: Tờ trình của Bộ, ngành, địa phương; Danh sách trích ngang của các trường hợp đề nghị khen thưởng;
+ Hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng gồm có: Tờ trình của Bộ, ngành, địa phương kèm theo danh sách tập thể, cá nhân được đề nghị tặng thưởng; Văn bản đề nghị của cấp ủy Đảng cùng cấp; Báo cáo thành tích và tóm tắt thành tích của các trường hợp đề nghị phong tặng danh hiệu, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ; Biên bản và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
Văn bản đề nghị của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (kèm theo kết quả tổng hợp ý kiến của các thành viên Hội đồng).
Trường hợp cá nhân , tập thể được đề nghị khen thưởng do có sáng kiến, phát minh, sáng chế ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Đối với các đơn vị thuộc đối tượng có nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước thì khi đề nghị các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị và cá nhân là Thủ trưởng đơn vị phải có xác nhận việc thực hiện hoàn thành