hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Mục tiêu thi đua nhằm tạo động lực động viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vì mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Về nguyên tắc thi đua: Khoản 1 điều 6, Luật Thi đua, khen thưởng quy định thi đua có hai nguyên tắc gồm: Tự nguyện, tự giác, công khai và đoàn kết, hợp tác, cùng phát triển. Đây là hai nguyên tắc thể hiện bản chất, tính ưu việt của thi đua xã hội chủ nghĩa, quyền dân chủ của công dân khi
quyết định tham gia phong trào thi đua và là cơ sở đảm bảo tính chính xác trong khen thưởng.
- Về hình thức thi đua: Theo qui định tại khoản 1 Điều 15 Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 6 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP, hình thức thi đua gồm có: Thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề).
+ Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.
+ Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn và thời gian được xác định.
- Đối tượng thi đua: Theo qui định của Luật Thi đua, Khen thưởng và Điều 2 Nghị định 42/2010/NĐ-CP, đối tượng thi đua bao gồm: Công dân Việt Nam, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài; người nước ngoài, cơ quan tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam.
- Danh hiệu thi đua: Quy định tại Điều 7 Luật Thi đua, Khen thưởng và điều 11 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP các danh hiệu thi đua gồm có :
+ Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: "Chiến sĩ thi đua toàn quốc"; "Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Chiến sĩ thi đua cơ sở"; "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến".
+ Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: "Cờ thi đua của Chính phủ"; "Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương"; "Tập thể lao động xuất sắc", "Đơn vị quyết thắng"; "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến"; Thôn, bản, làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương .
- Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua: Theo qui định tại Điều 10 của Luật Thi đua, Khen thưởng, các căn cứ để xét tặng danh hiệu thi đua bao gồm: Phong trào thi đua, đăng ký tham gia thi đua, thành tích thi đua và tiêu chuẩn thi đua.
+ Phong trào thi đua là căn cứ quan trọng nhất làm căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua. Nếu phong trào thi đua không được phát động, sẽ không có tập thể, cá nhân tham gia và không có điển hình tiên tiến để xét tặng các danh hiệu thi đua.
+ Đăng ký tham gia thi đua là một trong những biện pháp triển khai thực hiện phong trào thi đua, khởi đầu cho một phong trào thi đua cụ thể. Tập thể, cá nhân phải đăng ký tham gia phong trào thi đua , không có tập thể , cá nhân đăng ký tham gia sẽ không có phong trào thi đua .
+ Thành tích thi đua là kết quả thi đua đạt được của cá nhân, tập thể trong quá trình tham gia, kết quả đạt được trong phong trào thi đua càng xuất sắc thì hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua càng cao.
+ Tiêu chuẩn thi đua là những quy định củ a pháp luâ ̣t đối với từng hình thức thi đua , từng danh hiê ̣u thi đua .
- Tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua: Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua được qui định từ điều 21 đến điều 31 Luật Thi đua, Khen thưởng và từ Điều 12 đến Điều 19 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ, với mỗi loại danh hiệu thi đua được quy định các tiêu chuẩn cụ thể, thành tích thi đua tương ứng với mức độ đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước, của Bộ, ngành, địa phương và đơn vị.
1.2.2.2. Quy định về khen thưởng và các hình thức khen thưởng
- Khoản 2, Điều 3, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nguyên tắc khen thưởng được quy định tại khoản 2, Điều 6 Luật Thi đua, khen thưởng, theo đókhen thưởng phải đáp ứng được các nguyên tắc sau:
+ Chính xác, công bằng, công khai và kịp thời: Khen thưởng phải chính xác, đúng đối tượng, đúng hình thức, đúng thành tích. Thực hiện công khai trong bình xét, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng; công khai trong việc trao tặng, tuyên truyền các tập thể, cá nhân được khen. Khen thưởng phải công bằng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi... và phải kịp thời, đảm bảo thời gian mới có ý nghĩa, tác dụng.
+ Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng: Trong quá trình học tập, lao động và công tác của các cá nhân và tập thể có thể lập được nhiều thành tích khác nhau trên nhiều lĩnh vực; khi xem xét đề nghị khen thưởng phải căn cứ vào thời gian, phạm vi ảnh hưởng, công lao đóng góp, hình thức và điều kiện lập được thành tích. Thành tích đạt được, công lao đóng góp trong điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhưng đạt tiêu chuẩn của một mức hình thức khen thưởng, thì có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng.
+ Bảo đảm tính thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng: Tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng có liên quan chặt chẽ với nhau. Tính chất ở đây là tính chất công việc hoặc lĩnh vực công tác của từng tập thể, cá nhân. Hình thức khen thưởng từ thấp đến cao đã được quy định như: Giấy khen, Bằng khen, Huân chương... Đối tượng khen thưởng là tập thể, cá nhân công tác trong một lĩnh vực hoặc một công việc cụ thể. Hình thức khen thưởng phải phản ánh đúng thành tích đạt được trong từng lĩnh vực công tác cụ thể. Đối tượng được khen thưởng cũng phải phản ánh đúng hình thức và thành tích.
+ Kết hợp chặt chẽ giữa động viên về tinh thần phải đi đôi với thưởng về vật chất: Khen đi đôi với thưởng là một yêu cầu không thể thiếu bởi vì như quan niệm của nhân dân ta "trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền
thưởng", để động viên những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc đóng góp cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương , cơ quan , đơn vị . Tuy nhiên , khen thưởng chủ yếu vẫn mang ý nghĩa tinh thần , động viên, khuyến khích, để tạo ra sức hút, động lực của phong trào thi đua.
- Các hình thức khen thưởng: Theo qui định tại Điều 8, Luật Thi đua, Khen thưởng có 07 hình thức khen thưởng chủ yếu bao gồm: Huân chương; Huy chương; Danh hiệu vinh dự Nhà nước; Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; Kỷ niệm chương, Huy hiệu; Bằng khen; Giấy khen.
Tương ứng với 07 hình thức khen thưởng trên có 29 loại khác nhau, bao gồm 10 loại huân chương; 04 loại huy chương; 08 loại danh hiệu vinh dự Nhà nước; 02 loại giải thưởng, 01 loại kỷ niệm chương; 01 loại huy hiệu; 02 loại bằng khen và 01 loại giấy khen, cụ thể như sau:
+ Huân chương: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên, đột xuất hoặc có quá trình cống hiến, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huân chương có 10 loại, hình thức các loại, hạng huân chương được phân biệt bằng màu sắc, số sao, số vạch trên dải và cuống huân chương, gồm: "Huân chương Sao vàng"; "Huân chương Hồ Chí Minh"; "Huân chương Độc lập" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Quân công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Lao động" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Bảo vệ Tổ quốc" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Chiến công" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huân chương Đại Đoàn kết dân tộc"; "Huân chương Dũng cảm"; "Huân chương Hữu nghị".
+ Huy chương: Để tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trong các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân và người nước ngoài đã có thời gian cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huy chương có 04 loại, hình thức các loại, hạng
huy chương được phân biệt bằng màu sắc, số vạch trên dải và cuống huy chương, gồm: "Huy chương Quân kỳ quyết thắng"; "Huy chương Vì an ninh Tổ quốc"; "Huy chương Chiến sĩ vẻ vang" hạng nhất, hạng nhì, hạng ba; "Huy chương Hữu nghị".
+ Danh hiệu vinh dự Nhà nước: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Danh hiệu vinh dự Nhà nước có 08 loại gồm có: "Tỉnh anh hùng", "Thành phố anh hùng"; "Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân"; "Anh hùng Lao động"; "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"; "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú";- "Nghệ nhân nhân dân", "Nghệ nhân ưu tú".
+ "Giải thưởng Hồ Chí Minh", "Giải thưởng Nhà nước": Để tặng cho tác giả của một hoặc nhiều công trình, tác phẩm đã được công bố, sử dụng kể từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc để tặng cho người nước ngoài có tác phẩm, công trình nghiên cứu về Việt Nam.
+ Kỷ niệm chương, Huy hiệu: Để tặng cho cá nhân có đóng góp vào quá trình phát triển của bộ, ban ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Tên kỷ niệm chương, tên huy hiệu, đối tượng và tiêu chuẩn do bộ, ban ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội qui định. Kỷ niệm chương , Huy hiệu phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về thi đua , khen thưởng ở Trung ương .
+ Bằng khen: Để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân và tặng cho tập thể lập được thành tích thường xuyên và đột xuất. Ngoài ra còn tặng hoặc truy tặng cho cá nhân có thành tích trong thời kỳ kháng chiến.
+ Giấy khen: Để tặng cho cá nhân và tập thể lập được thành tích thường xuyên và đột xuất.