Xu thế toàn cầu hóa đang từng giờ, từng ngày tác động lên nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội Việt Nam. Sự hội nhập nền kinh tế thế giới càng được nhận thấy rõ qua các chỉ tiêu kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, số lượng công ty, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo... Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh rất phổ biến trên thế giới. Các thương nhân nước ngoài muốn nhượng quyền vào Việt Nam hay thương nhân Việt Nam muốn nhượng quyền ra nước ngoài đều phải thông qua việc ký kết hợp đồng, bởi vậy Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là một vấn đề có tính “thời sự” và “thực tiễn” cao. Pháp luật Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể, sâu sát; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, hướng tới đảm bảo cao nhất quyền và lợi ích của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng này. Bằng những kiến thức đã được tích lũy qua quá trình học tập và nghiên cứu. Trên cơ sở tìm kiếm tư liệu, sách báo... và đã qua tìm hiểu thực tế; Luận văn đã phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, đồng thời có sự tương quan so sánh với pháp luật Australia, Mỹ, Malaysia, Trung Quốc từ đó đưa ra những kiến nghị cho sự hoàn thiện các quy định pháp luật trong nước.
Song song với sự tồn ta ̣i của hê ̣ thống luâ ̣t pháp quốc tế , để giải quyết những vướng mắc trong thực tế áp du ̣ng hợp đồng nhượn g quyền thương mại có yếu tố nước ngoài đồng thời bổ sung những khoảng trống mà pháp luâ ̣t quốc tế chưa đề câ ̣p đến , mô ̣t số quốc gia đã ban hành luâ ̣t riêng điều chỉnh phương thức kinh doanh này như Mỹ , Trung Quốc, Australia, Malaysia, Việt Nam….. Các quy định này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của các
Thông qua chương một, luận văn muốn khái quát các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến pháp luật về nhượng qu yền thương mại như: sự hình thành các phương thức nhượng quyền thương mại nói chung và hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài nói riêng ; đặc điểm cơ bản của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài; mục đích và vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài ; phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và một số hợp đồng thương mại khác. Sang Chương hai, luận văn đi sâu phân tích những quy đi ̣nh cụ thể của pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài đồng thời có sự so sánh với quy định pháp luật của các nước Trung Quốc, Australia, Malaysia.
Trên cơ sở các vấn đề lý luâ ̣n và sự phân tích các quy đi ̣nh của pháp luâ ̣t Việt Nam và pháp luật một số nước về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài được nêu tại Chương 1 và Chương 2. Tại chương 3 của Luận văn, tác giả tâ ̣p trung phân tích thực tra ̣ng pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam, từ đó đưa ra mô ̣t số khuyến nghi ̣ nhằm góp phần giải quyết c ác hạn chế đang tồn tại. Một trong số các khuyến nghị đó là Việt Nam cần xây dựng một văn bản pháp lý chuyên biệt về Nhượng quyền thương mại trong đó có nội dung điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài. Có thể nói, cùng với các văn bản pháp lý về nhượng quyền thương mại tại các quốc gia trên thế giới , viê ̣c Viê ̣t Nam ban hành mô ̣t văn bản pháp lý riêng sẽ ta ̣o nên mô ̣t hành lang pháp lý đầy đủ , giúp các thương nhân vận dụng một cách hiê ̣u quả và linh hoa ̣t phương thức kinh doanh này trong hoa ̣t đô ̣ng giao
thương trên phạm vi quốc tế. Từ đó, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam , thúc đẩy sự phát triển hoạt động nhượng quyền củ a Viê ̣t Nam nói riêng và nền kinh tế Viê ̣t Nam nói chung.
Tuy nhiên, những nhận định , đánh giá và đề xuất của Luận văn được thực hiện trên nền tảng kiến thức và quá trình nghiên cứu còn nhiều hạn chế của một người bước đầu nghiên cứu khoa học nên còn một số điểm cần tiếp tục nghiên cứu, tranh luận. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các Quý thầy, cô, đồng nghiệp cũng như những nhà nghiên cứu khác để bản Luận văn có thể được hoàn thiện hơn.