Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 59)

thương mại có yếu tố nước ngoài

Để xác định rõ những gì bạn sẽ nhận được từ phía Bên nhượng quyền, bạn cần đọc toàn bộ hợp đồng nhượng quyền một cách tỷ mỉ. Nhớ rằng, trong nhượng quyền cũng như các lĩnh vực khác, bạn chỉ nhận được những gì được viết trong hợp đồng, nếu có một vài vấn đề Bên nhượng quyền hứa sẽ thực hiện, nó quan trọng với bạn, nhưng nó không có trong hợp đồng, có nghĩa là họ đã sửa đổi hợp đồng. Về mặt pháp lý, bên nhượng quyền sẽ không buộc phải cung cấp cho bạn các dịch vụ đó hoặc không thực hiện nghĩa vụ đó, bởi nó không có trong hợp đồng. Nhắc tới hợp đồng không thể thiếu điều khoản về trách nhiệm của các bên. Đây là một trong những điều khoản quan trọng của bất kỳ loại hợp đồng nào, suy đến cùng, bản chất của hợp đồng chính là sự ràng buộc các quyền và nghĩa vụ của các bên nhằm thực hiện giao kết chung. Luật Thương mại Việt Nam 2005, quy định mở về nội dung này trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, trong đó luật đề xuất những quyền và nghĩa vụ cần phải có của các bên trong hợp đồng nhằm bảo vệ một phần tối thiểu các quyền và lợi ích của các bên. Mặt khác, luật “nới lỏng” cho các bên có quyền thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác, nếu thấy cần thiết. Trường hợp các bên không thỏa thuận các điều khoản này trong hợp đồng thì đương nhiên các bên vẫn được hưởng quyền và phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã được luật quy định.

Có thể nói rằng, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền được quy định trong Điều 287 Luật Thương mại 2005 được xây dựng trên cơ sở thực tiễn ký kết và thực hiện Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài.

“Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;

2. Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;

4. Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;

5. Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại”.

Nghĩa vụ cơ bản nhất mà Bên nhượng quyền phải lưu ý khi giao kết hợp đồng nhượng quyền là nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền cho Bên nhận quyền. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ giao cho Bên nhận quyền tất cả tài liệu kỹ thuật và thương mại, tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền, hướng dẫn Bên nhận quyền và nhân viên của Bên nhận quyền những vấn đề liên quan đến thực hiện các quyền được “nhượng” theo hợp đồng cũng như các thông tin khác cần thiết cho việc thực hiện các quyền đó. Cụ thể tài liệu kỹ thuật có thể được hiểu là: sự mô tả mẫu mã, đặc tính của kiểu dáng công nghiệp, công thức và sơ đồ của phát minh, sáng chế....Còn tài liệu thương mại bao gồm: Bản thuyết minh đối tượng chuyển giao, các tính toán về hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đối tượng được nhượng quyền, các loại giấy phép cần thiết cho việc sử dụng đối tượng của hợp đồng....Các thông tin khác ở đây có thể là: kinh nghiệm thương mại của Bên nhượng quyền, sự đánh giá phân tích một phạm vi hay một lĩnh vực nào đó của thị trường. Như vậy, việc liệt kê các thông tin cần được chuyển giao có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp cũng như định rõ các đối tượng cụ thể được chuyển giao cho Bên nhận quyền.

Nghĩa vụ chuyển giao pháp lý các quyền là việc hợp thức hóa các quyền đó dưới dạng được pháp luật quốc gia các bên quy định cho việc chuyển giao các quyền được bảo hộ. Bên nhượng quyền có nghĩa vụ đảm bảo việc đăng ký hợp đồng nhượng quyền thương mại và phải độc lập thực hiện hai loại đăng ký: thứ nhất đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quy định của Điều 291 Luật Thương mại 2005, trước khi bắt đầu nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại; thứ hai đăng ký tại cơ quan quản lý văn bằng phát minh, sáng chế (Cục Sở hữu trí tuệ).

Xuất phát từ việc, các đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau được chuyển giao theo hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài mà có các phương thức bảo hộ khác nhau, vì vậy cần phải phân biệt các phương pháp đặc trưng để bảo vệ chúng. Khi chuyển giao sử dụng tên gọi của Công ty, cần phải nhớ rằng, theo Công ước Paris 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc bảo hộ tên gọi Công ty ở tất cả các quốc gia thành viên của Công ước được thực hiện không phải thông qua thủ tục đăng ký. Khi chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, theo quy định của Công ước nói trên thì việc bảo hộ quyền này được thực hiện chỉ trong trường hợp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở quốc gia của Bên nhận quyền, phương thức này cũng được sử dụng cho việc bảo hộ quyền đối với sáng chế, phát minh, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Điều này có nghĩa là Bên nhượng quyền thương mại muốn bảo vệ các loại quyền sở hữu công nghiệp nói trên phải quan tâm để các quyền đó được đăng ký ở quốc gia của Bên nhận quyền. Ngoài ra pháp luật của nhiều nước còn quy định nghĩa vụ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ.

Nghĩa vụ đào tạo ban đầu và trợ giúp kỹ thuật thường xuyên của Bên nhượng quyền đối với Bên nhận quyền cũng được pháp luật hầu hết các nước

quy định là nghĩa vụ bắt buộc phải có. Theo nguyên tắc, hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài quy định mọi chi phí cho việc đào tạo của Bên nhận quyền thì Bên nhận quyền phải chịu (thù lao cho chuyên gia, chi phí đi lại, thuê khách sạn và tiền ăn cho các chuyên gia). Chi phí cho việc đào tạo công nhân của Bên nhận quyền ở đơn vị của Bên nhượng quyền thì Bên nhượng quyền chịu toàn bộ hoặc một phần.

Điều 9, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

“Một Bên nhượng quyền có các quyền sau đây:

1. Giám sát hoạt động của các bên nhận quyền theo quy định của hợp đồng nhượng quyền để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại, cũng như sự nhất quán của chất lượng các sản phẩm và dịch vụ;

2. Chấm dứt việc nhượng quyền thương mại theo quy định của hợp đồng nhượng quyền vi phạm hợp đồng, xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền hoặc thiệt hại gây ra bởi Bên nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại;

3. Thu lệ phí nhượng quyền thương mại và tiền gửi; và 4. Các quyền khác theo hợp đồng nhượng quyền.

Điều 10, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

Một Bên nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Kịp thời công bố thông tin theo quy định của các biện pháp; 2. Cung cấp các biển báo đại diện cho hệ thống nhượng quyền thương mại, và cung cấp một hoạt động hướng dẫn sử dụng;

3. Cung cấp cho Bên nhận quyền hướng dẫn, đào tạo, và các dịch vụ khác cần thiết cho việc phát triển kinh doanh nhượng quyền thương mại trong các lĩnh vực bán hàng, hoạt động và công nghệ;

4. Cung cấp hàng cho người mua theo các điều khoản của thỏa thuận nhượng quyền thương mại; cung cấp đó, trừ hàng hoá độc quyền và những mặt hàng đã được cung cấp bởi Bên nhượng quyền hoặc các nhà cung cấp để đảm bảo chất lượng của các hoạt động nhượng quyền thương mại, Bên nhượng quyền không thể ép buộc một Bên nhận quyền chấp nhận Bên nhượng quyền như là nhà cung cấp của hàng hóa, tuy nhiên, Bên nhượng quyền có thể quy định tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng hoá, hoặc cung cấp một danh sách các nhà cung cấp mà từ đó một người mua có thể lựa chọn;

5. Phải chịu trách nhiệm đối với hàng hoá được cung cấp bởi nhà cung cấp của nó;

6. Để cung cấp quảng cáo và dịch vụ quảng cáo theo các điều khoản của hợp đồng nhượng quyền; và

7. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng nhượng quyền”.

Đối với bên nhận quyền, pháp luật Việt Nam nói riêng và pháp luật hầu hết các nước nói chung đều có quy định khá tương đồng nhau về quyền và nghĩa vụ của bên nhận quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài. Đó là bên nhận quyền được nhận quyền sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, mô hình hoạt động… của bên nhượng quyền; Được đào tạo và hướng dẫn được; Được nhận hàng hoá được cung cấp bởi hoặc sắp xếp theo Bên nhượng quyền ở mức giá hợp đồng; Được tham gia và nhận được hỗ trợ kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại… Điều 228 và Điều 229 Luật Thương mại 2005 của Việt Nam quy định:

“Điều 288. Quyền của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;

2. Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.

Điều 289. Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;

2. Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao; 3. Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;

4. Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;

5. Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;

6. Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;

7. Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.

So với Việt Nam, luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc quy định chi tiết và làm rõ hơn các quyền của bên nhận quyền.

Điều 11, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

1. Nhận quyền sử dụng các nguồn lực điều hành kinh doanh bao gồm cả nhãn hiệu, tên thương mại, mô hình hoạt động, và vv;

2. Được đào tạo và hướng dẫn được cung cấp bởi bên nhượng quyền; 3. Kịp thời nhận hàng hoá được cung cấp bởi hoặc sắp xếp theo Bên nhượng quyền ở mức giá hợp đồng;

4. Tham gia và nhận được hỗ trợ trong toàn hệ thống chương trình khuyến mại thực hiện bởi bên nhượng quyền; và

5. Các quyền khác theo hợp đồng nhượng quyền.

Điều 12, Các biện pháp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại của Trung Quốc (2005) quy định:

Bên nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:

1. Kinh doanh theo quy định của hợp đồng nhượng quyền; 2. Nộp lệ phí nhượng quyền thương mại và tiền gửi;

3. Duy trì tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại. Nếu không có uỷ quyền, bên nhận quyền không được chuyển nhượng quyền thương mại;

4. Kịp thời cung cấp các thương hiệu chính hãng với các thông tin quy định trong thỏa thuận, bao gồm kết quả hoạt động và thông tin tài chính.

5. Chịu sự hướng dẫn và giám sát từ bên nhượng quyền; 6. Giữ bí mật thương mại của thương hiệu bí mật; và 7. Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng nhượng quyền.

Tùy thuộc các nước khác nhau mà pháp luật có sự quy định chi tiết, cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài. Nhưng nhìn chung pháp luật nhượng quyền Việt Nam cũng đã bám sát với các quy định chung của pháp luật các nước, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bên, đặc biệt là thương nhân Việt Nam khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền quốc tế.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)