Những mặt hạn chế còn tồn tại của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 94)

106/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính quy định về mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và Nghị định 120/2011/NĐ-CP của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại một số nghị định của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại… Trước năm 2006, nhượng quyền thương mại ở Việt Nam bị coi như một dạng hoạt động chuyển giao công nghệ và bị điều chỉnh bởi các quy định pháp luật phức tạp, không phù hợp và chồng chéo về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ cũng như các quy định chung về hợp đồng. Việc luật hóa hoạt động nhượng quyền thương mại thực sự là bước ngoặt, giúp hỗ trợ sự phát triển của loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Như vậy, bước đầu pháp luật Việt Nam đã có các quy định cơ bản điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại. Ngày 16/12/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 120/2011/NĐ-CP. Theo đó, các doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền nội địa, hoặc doanh nghiệp trong nước thực hiện nhượng quyền ra nước ngoài thì không phải thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Chỉ có doanh nghiệp ở nước ngoài khi thực hiện nhượng quyền vào Việt Nam thì phải đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Bộ Công thương. Với nội dung sửa đổi quan trọng này, đã góp phần tạo hành lang pháp lý cởi mở đồng thời xóa bỏ rào cản về mặt hành chính cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia hoạt động nhượng quyền.

3.1.3. Những mặt hạn chế còn tồn tại của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại nhượng quyền thương mại

3.1.3.1. Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách còn nhiều hạn chế

Thực tiễn nhiều nước trên thế giới cho thấy do tính chất phức tạp nên nhượng quyền thương mại chỉ có thể phát triển được ở những quốc gia có hệ

thống pháp lý điều chỉnh hoạt động này được hoàn thiện. Việc quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại còn chưa hoàn thiện, đã gây không ít khó khăn cho phát triển loại hình kinh doanh này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chưa có định hướng chính sách khuyến khích phát triển và cũng chưa có nhiều hoạt động quảng bá hay tuyên truyền các kiến thức nhượng quyền thương mại. Chính điều này càng hạn chế nhận thức về lý luận và thực tiễn của các doanh nghiệp với mô hình nhượng quyền thương mại. Do vậy, xây dựng và hoàn chỉnh hành lang pháp lý đối với nhượng quyền thương mại có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của hình thức này tại Việt Nam

3.1.3.2. Vấn đề thực thi pháp luật

Điểm yếu lớn nhất của pháp luật nhượng quyền Việt Nam chính là vấn đề thực thi. Chẳng hạn, dù pháp luật nhượng quyền quy định về vấn đề đăng ký hoạt động nhượng quyền và công bố vấn đề này nhằm hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu về các hệ thống nhượng quyền, nhưng thực tế thì số liệu được công khai của cơ quan nhà nước phụ trách lĩnh vực này lại rất nghèo nàn và lạc hậu. Do vậy, các thương nhân nước ngoài khi có nhu cầu nhượng quyền vào Việt Nam cũng bị hạn chế rất nhiều khi tiếp cận thông tin của các bên nhận quyền tại nước sở tại. Hay pháp luật nhượng quyền cũng khó lòng khả thi, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho các bên nhượng quyền và nhận quyền nếu như vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không được thực hiện nghiêm minh. Tương tự thế là sự phụ thuộc vào chất lượng hoạt động xét xử của toà án cũng như việc thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng có liên quan khi có vi phạm tranh chấp về nhượng quyền thương mại.

3.1.3.3. Pháp luật chưa đầy đủ, còn dừng lại ở mức khái quát chung, đa phần đều chờ văn bản hướng dẫn cụ thể

Nhượng quyền thương mại ra nước ngoài khó khăn nhiều hơn so với trong nước, đó là do thị hiếu tiêu dùng ở các quốc gia có nhiều khác biệt. Làm

sao để giữ được bản sắc riêng của doanh nghiệp nhưng vẫn phù hợp với thị hiếu, văn hoá, tranh thủ được thiện cảm và có sự chấp nhận của người tiêu dùng nước sở tại. Thêm nữa, doanh nghiệp được nhượng quyền làm sao hoạt động tốt và mang đến sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tương đương với doanh nghiệp nhượng quyền ban đầu thì mới đảm bảo được uy tín và sự bền vững trong hoạt động. Chính vì vậy vấn đề huấn luyện, chuyển giao kinh nghiệm và phải thường xuyên đáp ứng các nhu cầu khác cho các doanh nghiệp nhận quyền hoạt động tốt là một vấn đề phức tạp. Thực hiện điều này ngay ở trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn thì những doanh nghiệp nhượng quyền ở nước ngoài còn khó khăn gấp nhiều lần. Thêm một cái nền không vững chắc nữa mà các doanh nghiệp không dám nhượng quyền ồ ạt, đó chính là nền tảng pháp luật về nhượng quyền của Việt Nam chưa thật vững chắc nên dễ phát sinh các tranh chấp về phân chia lợi nhuận, về ý tưởng...

Việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền giúp doanh nghiệp có thể mở rộng nhanh chóng quy mô kinh doanh mà không cần đầu tư nhiều vốn. Tuy nhiên việc duy trì thành công mô hình kinh doanh này đòi hỏi doanh nghiệp phải có nội lực khá mạnh, đặc biệt là đội ngũ nhân viên làm công tác huấn luyện, công tác phục vụ và hỗ trợ kinh doanh cho đối tác. Ngoài ra, việc kiểm soát để làm sao cho đối tác hợp tác trung thành, gắn bó với công ty cũng là một vấn đề. Trong nhượng quyền thương mại có sự chuyển giao công nghệ và kỹ thuật chế biến sản phẩm. Nếu sau một thời gian đối tác nắm vững kỹ thuật, công nghệ... mà “quay lưng” với mình thì thiệt hại của doanh nghiệp là không thể tính được...

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhượng quyền thương mại vẫn còn là một ẩn số. Nhiều doanh nghiệp đã giải ẩn số này nhưng chưa tường tận, chưa biết hết “đường đi nước bước” của nó để có thể thành công ngay chính trên sân nhà và có thể thành công ở thị trường thế giới. Chính vì

vậy, xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho nhượng quyền thương mại là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Thực tế, mặc dù Bộ Luật Thương mại Việt Nam 2005 đã có quy định điều chỉnh về quan hệ nhượng quyền thương mại nhưng chỉ có một mục nói về nhượng quyền thương mại một cách tóm tắt và chưa đầy đủ. Các qui định về nhượng quyền thương mại trong Luật thương mại 2005 gồm từ Điều 284 đến điều 291. Theo đó, nhượng quyền thương mại được định nghĩa là việc bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền và phải trả một khoản phí.

Luật thương mại mới qui định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu của bên nhượng quyền và bên nhận quyền mà các bên không thể không tuân thủ. Ví dụ, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để bảo đảm rằng có đầy đủ cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bảo mật bí quyết và bí mật thương mại. Bên nhận quyền không thể nhượng quyền lại cho bên thứ ba, nếu không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền và phải ngừng sử dụng quyền nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng.

Theo Nghị định 120/2011/NĐ-CP, các doanh nghiệp thuộc diện không phải đăng ký hoạt động nhượng quyền, vẫn phải thực hiện cơ chế báo cáo với Sở Công Thương địa phương. Tuy nhiên, Nghị định lại không nêu rõ cách thức báo cáo.

3.1.3.4. Pháp luật còn thiếu đồng bộ, mâu thuẫn và chồng chéo giữa các quy định

Chế định về nhượng quyền thương mại trong Luật Thương mại 2005 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành của Việt Nam được ban hành gần đây chỉ quy định một cách chung nhất quyền và nghĩa vụ của các bên, đặc biệt nhấn mạnh đến nghĩa vụ cung cấp thông tin và hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu của Bên nhận quyền, chưa có các quy định về vấn đề áp

dụng pháp luật Cạnh tranh trong nhượng quyền thương mại. Do đó, các điều khoản hạn chế cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại, cũng như các hành vi hạn chế cạnh tranh phát sinh trong quá trình hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật cạnh tranh.

Tuy nhiên pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay còn có một số bất hợp lý nếu được áp dụng trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Pháp luật về nhượng quyền thương mại thường cho phép hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định nghĩa vụ của bên nhận phải mua (hoặc thuê) nguyên vật liệu đầu vào, thiết bị cần thiết từ bên nhượng quyền hay bên thứ ba do bên nhượng quyền chỉ định để phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại. Một ví dụ cụ thể của quy định này là Công ty Cà phê Trung Nguyên có thể buộc các cửa hàng cà phê Trung Nguyên phải mua cà phê của Công ty để chế biến, pha cà phê tại cửa hàng. Nghĩa vụ này là hợp lý nhằm đảm bảo bản sắc, chất lượng và uy tín của cả hệ thống nhượng quyền thương mại, được pháp luật về nhượng quyền thương mại cho phép. Tuy nhiên nghĩa vụ đó mặc nhiên bị cấm nếu chiểu theo quy định tại khoản 6 hoặc khoản 7 Điều 8 Luật cạnh tranh 2004.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 94)