Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài với một số hợp đồng thương mại khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 27)

ngoài với một số hợp đồng thương mại khác

Luật Thương mại Việt Nam có hiệu lực kể từ ngày 01/ 01/2006 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần thiết lập một khung pháp lý rõ ràng hơn cho việc quản lý các hoạt động nhượng quyền. Trên thực tế, nhiều thương nhân khi muốn chọn lựa một mô hình kinh doanh phù hợp, đã nhầm lẫn hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài với các hợp đồng thương mại khác có một số đặc điểm tương đồng. Việc phân biệt rõ các loại hợp đồng thương mại trên sẽ giúp thương nhân chủ động, tự tin hơn khi đàm phán, kết hợp kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước, lựa chọn và tận dụng được thời cơ để phát triển, kiến tạo các thương hiệu Việt trên thị trường trong nước và toàn cầu. Khi so sánh Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và một số hợp đồng thương mại khác theo pháp luật hiện hành, chúng ta nhận thấy có những khác biệt cơ bản dưới đây.

1.2.4.1. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và hợp đồng Li - xăng

Thứ nhất, nếu như đối tượng chuyển giao của Hợp đồng Li-xăng chỉ

dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao. Bởi bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh… nói một cách khái quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh. Rõ ràng, đối tượng của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài rộng và bao quát hơn so với Hợp đồng Li-xăng.

Thứ hai, mục đích của quá trình chuyển giao trong Hợp đồng Li-xăng

là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm; Còn trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận góp phần gia tăng thương hiệu của hệ thống kinh doanh đó.

Thứ ba, nghĩa vụ hỗ trợ và kiểm soát của Bên chuyển giao trong Hợp

đồng Li-xăng chỉ dừng lại ở hỗ trợ ban đầu khi chuyển nhượng các đối tượng sở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục. Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hợp đồng Li -xăng chỉ có quyền kiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao. Trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, bên nhượng quyền có quyền kiểm tra sâu sát, toàn

diện đối với hoạt động của bên nhận quyền thông qua các hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất. Việc đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định như: mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ, nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, phí đào tạo, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh doanh…, vấn đề này trong hợp đồng Li -xăng không bắt buộc thực hiện.

1.2.4.2. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và hợp đồng chuyển giao công nghệ

Thứ nhất, về bản chất của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu

tố nước ngoài là hình thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ… của bên nhượng quyền, còn Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hình thức chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, về giới hạn quyền của Bên nhận chuyển giao trong Hợp

đồng chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có quyền ứng dụng công nghệ được chuyển giao để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà bên nhận chuyển giao mong muốn. Ngược lại, Bên nhận quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài chỉ được phép sử dụng các công nghệ, quy trình, bí mật kinh doanh đã được nhượng quyền để cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hóa của Bên nhượng quyền. Sau khi nhượng quyền Bên nhận quyền đương nhiên trở thành thành viên trong hệ thống kinh doanh của bên nhượng quyền, góp phần mở rộng mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền - điều mà trong hợp đồng chuyển giao công nghệ không hình thành.

công nghệ là chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua. Thì đối tượng chuyển giao của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài là “quyền thương mại”, bao gồm: cách thức, bí mật kinh doanh; quy trình quản lý, đào tạo nhân viên; thiết kế địa điểm kinh doanh… của bên nhượng quyền.

Thứ tư, về nghĩa vụ hỗ trợ, kiểm soát của Bên chuyển giao trong Hợp

đồng chuyển giao công nghệ. Về nguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ, bên chuyển giao sẽ không còn nghĩa vụ hỗ trợ hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhận chuyển giao trừ khi các bên trong hợp đồng có thỏa thuận khác về thời hạn bảo hành, đào tạo nhân viên sử dụng công nghệ chuyển giao. Ngược lại, trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, bên nhượng quyền vừa có quyền kiểm soát, điều tiết một cách toàn diện; vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.

Thứ năm, chủ thế của Hợp đồng chuyển giao công nghệ có thể là tổ chức, cá nhân nhưng trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, chủ thể nhượng quyền và nhận quyền bắt buộc phải là thương nhân nước ngoài. Tùy thuộc vào quy định cụ thể của từng quốc gia mà điều kiện về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền có thể chặt chẽ hơn. Ví dụ, Luật nhượng quyền thương mại Trung Quốc yêu cầu thương nhân kinh doanh nhượng quyền phải có ít nhất 2 năm hoạt động đối với thương nhân nhượng quyền.

1.2.4.3. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và Hợp đồng đại lý thương mại

Nếu như trong Hợp đồng đại lý thương mại, quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bán hàng thuộc về Bên giao đại lý, Bên đại lý không có tư cách độc lập mà đứng vai trò trung gian chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao từ Bên

giao đại lý. Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, thì tính chất mối quan hệ giữa các bên trong hợp đồng hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyền có quyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do chính mình cung cấp.

1.2.4.4. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và Hợp đồng Ủy thác mua bán hàng hóa

Thứ nhất, về phạm vi hợp đồng, bên nhận ủy thác trong Hợp đồng ủy

thác mua bán hàng hóa thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. Còn Bên nhận quyền trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài cũng thực hiện mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ với tư cách độc lập của mình nhưng không nhận thù lao từ bên nhượng quyền mà do kết quả hoạt động kinh doanh mang lại.

Thứ hai, về tính chất chuyển giao và nghĩa vụ hỗ trợ, kiểm soát, Hợp

đồng ủy thác mua bán hàng hóa không bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng như không tồn tại nghĩa vụ kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh. Ngược lại, trong Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát toàn diện và có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền.

1.2.4.5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài và Hợp đồng hợp tác kinh doanh

So với Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung: các bên trong hợp đồng không thành lập pháp nhân mới, thương nhân đã kinh doanh thành công trên

thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho thương nhân vừa tham gia vào thị trường.

Tuy nhiên, hai hợp đồng thương mại này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền đã tạo nên những ưu thế hoàn toàn khác biệt của Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài so với Hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật về Hợp đồng nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài dưới giác độ pháp luật Việt Nam và tương quan so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)