Nâng cao hệ thống kiểm tra chất lượng và kiểm soát

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 84 - 85)

- Xem xét dự thảo QCĐP Ý kiến bằng văn bản việc

3.2.3. Nâng cao hệ thống kiểm tra chất lượng và kiểm soát

Việc hợp lý hóa, nâng cao và phát triển hệ thống kiểm tra chất lượng quốc gia là một nhu cầu tất yếu và cấp thiết, các cơ quan đo lường, kiểm tra chất lượng luôn giữ vị trí then chốt trong các hoạt động chứng nhận chất lượng của một tổ chức hay một sản phẩm. Do đó, các bộ, ngành và địa phương trên cơ sở đề án tổ chức hoạt động đánh giá sự phù hợp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt cần triển khai các phương án huy động các nguồn lực, đầu tư tăng cường năng lực vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động đánh giá sự phù hợp ở nước ta; nghiên cứu và thực hiện công cụ quản lý sản phẩm, kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Cần nghiên cứu phương án kiểm soát tại cửa khẩu và ngăn ngừa hàng hóa kém chất lượng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, thực hiện đúng cam kết TBT, vừa bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước, bảo vệ người tiêu dùng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước. Chính phủ cần xem xét đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp ngang tầm khu vực và thế giới, thông qua các nguồn ngân sách cũng như các chương trình hỗ trợ kỹ thuật hậu WTO.

Ở nước ta hiện nay có quá nhiều cơ quan cùng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát chất lượng. Sự quản lý chồng chéo, phân đoạn trong công tác kiểm tra, thanh tra về chất lượng hiện đang gây khó khăn và tốn kém cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tốn quá nhiều chi phí công đoạn này có thể để mất cơ hội kinh doanh và nhà nước cũng tốn hàng tỷ đồng cho công tác kiểm soát chất lượng nhiều lần nên chúng ta cần tiến hành các công đoạn này nhanh hơn nữa. Mặt khác, việc đầu tư phát triển cho một tổ chức

79

chứng nhận chất lượng thống nhất sẽ giúp nâng cao khả năng chuyên môn hóa và chứng nhận chất lượng do tổ chức đó cấp sẽ có uy tín cao hơn.

Cho đến nay, nước ta có khoảng 58 tổ chức thử nghiệm tính đến ngày 8/3/2012 [29]. Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm bảo đảm cho sản phẩm ra đời đạt tiêu chuẩn quốc gia, chuẩn quốc tế.

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 84 - 85)