Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật riêng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 82 - 84)

- Xem xét dự thảo QCĐP Ý kiến bằng văn bản việc

3.2.2. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật riêng của Việt Nam

tiếp cận và làm quen với những tiêu chuẩn trong nước và đáp ứng được tiêu chuẩn trong nước thì mới có thể xuất khẩu sang nước ngoài.

Việc ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và có tính khả thi. Phải đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quan trung ương và địa phương trong việc soạn thảo, ban hành và áp dụng các văn bản pháp quy kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp. Khi ban hành cần chú trọng đến tính khả thi, khả năng áp dụng của chúng.

3.2.2. Nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật riêng của Việt Nam Nam

Các nước trên thế giới có trình độ phát triển kinh tế và điều kiện xã hội hác nhau nên việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật sẽ không giống nhau. Những tiêu chuẩn riêng bao giờ cũng chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng hệ thống rào cản kỹ thuật của bất cứ quốc gia nào. Những tiêu chuẩn “không giống ai” mà các nước phát triển đang áp dụng đã là bài toán hóc búa cho bất kỳ doanh nghiệp nước ngoài nào. Xét theo trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ, Việt Nam còn thua kém các nước phát triển nhưng không phải vì thế mà chúng ta không thể có những tiêu chuẩn riêng để bảo hộ sản xuất trong nước. Việc xây dựng một tiêu chuẩn không chỉ đơn thuần là sự so sánh về công nghệ của các quốc gia với nhau mà nó còn phản ánh trình độ sáng tạo, năng lực tư duy của riêng mỗi quốc gia. Nói cách khác đây là cách xử trí thông minh mà các quốc gia tạo dựng để ngăn chặn hàng hóa ngoại nhập. Những tiêu chuẩn riêng này thường khá độc đáo, lạ lẫm nhưng vẫn tuân thủ các tiêu chuẩn của WTO về thương mại. Thực tế cho thấy, các nước đã áp dụng tiêu chuẩn riêng: Nhật Bản yêu cầu táo nhập khẩu từ Hoa Kỳ phải có kích cỡ chuẩn bằng hệ thống các loại ống, cứ quả táo nào lăn qua được ống đó thì mới được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Việt Nam cũng đã có một

77

số quy chuẩn kỹ thuật riêng: Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 5 tháng 11 năm 2009 ban hành quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng formaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may. Mặc dù cũng gặp phải những phản đối từ doanh nghiệp trong nước nhưng các quy định này đã được áp dụng và góp phần hạn chế được các sản phẩm dệt may có chứa formaldehyt cao hơn quy định nhập khẩu vào nước ta.

Việt Nam với nền kinh tế đang phát triển cũng hội đủ những yếu tố để có thể xây dựng được hàng rào kỹ thuật riêng:

Thứ nhất, Việt Nam có những điểm khác biệt về nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường... so với nước khác. Hệ thống luật pháp, thói quen qua nhiều năm của một nước xã hội chủ nghĩa cũng khác biệt với nhiều nước trên thế giới. Điều này đã được thừa nhận tại các Hiệp định TBT của WTO: Điều 12.4, các nước đang phát triển được phép sử dụng các pháp quy, tiêu chuẩn kỹ thuật riêng “để bảo vệ công nghệ bản địa, phương pháp và quá trình sản xuất phù hợp với nhu cầu phát triển của mình”. Dựa vào những quy định này chúng ta có thể hạn chế những hàng hóa có nguồn gốc, điều kiện phát triển không phù hợp với trình độ, môi trường của Việt Nam. Chẳng hạn, đối với ô tô, có thể cấm những loại xe có tay lái nghịch hay các sản phẩm điện, điện tử có hiệu điện thế khác với hiệu điện thế sử dụng tại Việt Nam (220V) cũng bị cấm do có nguy cơ cháy nổ.

Thứ hai, những điểm khác biệt từ nội dung sản phẩm trong nước và ngoài nước. Những khác biệt này có thể là bắt nguồn từ các yếu tố kỹ thuật hoặc cũng có thể bắt nguồn từ các yêu cầu khác về môi trường, lao động. Chẳng hạn để bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước, chúng ta có thể quy định về độ cao của ghế ngồi, khoảng cách từ người điều khiển tới tay lái, chân

78

phanh. Đây là những điểm khác biệt rất dễ nhận ra và có thể thực hiện được do người Việt Nam thường bé nhỏ hơn người nước ngoài.

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)