Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 78 - 81)

- Xem xét dự thảo QCĐP Ý kiến bằng văn bản việc

3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thƣơng mạ

thuật trong thƣơng mại

Sức cạnh tranh của các sản phẩm, hàng hóa được tăng lên nếu sản phẩm, hàng hóa đó đáp ứng được tiêu chuẩn đề ra. Nếu căn cứ để đánh giá sự phù hợp là các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đã được hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến thì sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận phù hợp với những tiêu chuẩn đó sẽ có vị thế đáng kể. Chính vì vậy, muốn phát triển và hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới, chúng ta phải chấp nhận và tuân thủ những thông lệ đã được thừa nhận chung trên toàn thế giới, trong đó có thông lệ về hài hoà tiêu chuẩn.

Với việc khẩn trương rà soát và quy hoạch phát triển hệ thống TCVN hiện hành, theo định hướng nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật của các TCVN và tỷ lệ TCVN hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến, hy vọng rằng đến năm 2015 Việt Nam sẽ có hệ thống TCVN đạt trình độ tiên tiến trong khu vực với 45% TCVN hoàn

73

toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực và tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến [10].

WTO không cho phép áp đặt tiêu chuẩn riêng cho hàng nhập khẩu hoặc hàng sản xuất trong nước. Vì vậy, khi đưa ra một quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đối với hàng hóa, cơ quan quản lý cần cân nhắc nên ở mức nào vừa bảo vệ được an toàn, sức khỏe cho người tiêu dùng, hạn chế được hàng nhập khẩu kém chất lượng song đồng thời đảm bảo người sản xuất trong nước cũng có thể đáp ứng mức yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn để đưa hàng hóa ra thị trường. Vì vậy, nếu chỉ để bảo vệ người tiêu dùng mà không tính đến người sản xuất, các cơ quan nhà nước chỉ việc công bố áp dụng tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các hàng hóa là xong. Hơn nữa, công bố là một chuyện, nhưng có đủ máy móc và thiết bị và con người có trình độ để thử nghiệm, kiểm tra, giám định, … phục vụ cho việc phát hiện và xử lý cũng là một điều khó khăn, đối với chúng ta, với một nước còn nghèo, trình độ khoa học và công nghệ còn thấp kém.

Các quy định trong các Hiệp định TBT đặt ra mức độ tiêu chuẩn cao hơn so với các nước đang phát triển. Do đó, các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam khó đáp ứng được đầy đủ các quy định này. Để đảm bảo được quyền lợi của các nước đang phát triển khi tham gia vào hệ thống thương mại đa biên, WTO đã dành cho các nước này một số ưu đãi nhất định (ưu đãi không phải thực hiện nghĩa vụ nào đó, hoặc thời gian thực hiện nghĩa vụ dài hơn…). Mặc dù vậy vẫn có nhiều tranh chấp xảy ra trong thời gia vừa qua do các nước thành viên phát triển kiện các nước thành viên đang phát triển vi phạm những quy định về ưu đãi. Chính vì vậy, khi là thành viên và trực tiếp tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, Việt Nam cần nghiên cứu thật kỹ cơ chế này để vận dụng tối đa những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển. Điều này giúp cho Việt Nam có những thuận lợi

74

nhất định, giảm được chi phí vì WTO trợ giúp về mặt pháp lý, đồng thời tránh việc bị các nước thành viên (đặc biệt là các nước phát triển) khởi kiện. Mặt khác, Việt Nam đã gia nhập WTO nhưng không phải ai cũng hiểu những quy định của WTO và càng không thể biết dù những quy định đó sớm hay muộn gì cũng sẽ tác động đến lợi ích, quyền lợi và trách nhiệm của họ. Thực tế hiện nay cho thấy, hàng hóa nước ta (giày da, thủy sản, may mặc, ...) xuất khẩu ra bên ngoài liên tục gặp phải những khó khăn bởi hàng rào kỹ thuật của thị trường nước ngoài trong khi đó hàng hóa của nước ngoài “thỏa sức” lấn lướt thị trường nội địa. Vì vậy, Việt Nam cần sớm có những hàng rào kỹ thuật hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng.

Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 682/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2011 phê duyệt Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015. Theo đó, các dự án thực thi Hiệp định TBT:

Dự án thứ nhất: Hoàn thiện cơ sở pháp lý làm nền tảng cho hoạt động về hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn 2011-2015.

Dự án thứ hai: Xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiệp định TBT và pháp luật Việt Nam; không ảnh hưởng tới an toàn của người, động vật, thực vật; bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Dự án thứ ba: Hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu.

Dự án thứ tư: Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức kỹ thuật trong xây đựng và triển khai các biện pháp kỹ thuật trong thương mại.

Dự án thứ năm: Duy trì và nâng cao năng lực Ban liên ngành TBT, mạng lưới TBT Việt Nam.

75

Dự án thứ sáu: Nâng cao hiệu quả hoạt động phổ biến, tuyên truyền về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và ảnh hưởng của TBT đối với sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa.

Trên cơ sở những dự án triển khai thực hiện Hiệp định TBT, tác giả luận văn cũng đề xuất một số phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 78 - 81)