42
ra thủ tục đánh giá sự phù hợp. Đó là các thủ tục kỹ thuật như: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận về sự phù hợp của sản phẩm với các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật. Một số quy định về thủ tục đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật trong Hiệp định TBT như sau:
Các điều kiện ưu đãi khi kiểm nghiệm sản phẩm nhập khẩu đối với các nước phải như nhau. Phương pháp kiểm tra và trình tự quản lý sản phẩm nhập khẩu không quá phức tạp hay chậm hơn với các sản phẩm cùng loại của nước mình và của nước khác. Phí kiểm nghiệm đối với hàng nhập khẩu phải tương đương phí kiểm nghiệm hàng nội địa và nước khác, trong đó có tính đến chi phí thông tin, giao thông và các chi phí khác nảy sinh do sự khác nhau về vị trí giữa trụ sở của người nộp đơn và các cơ quan đánh giá tính phù hợp.
Nếu các doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc đại lý yêu cầu thì phải cung cấp cho họ kết quả kiểm nghiệm. Phải giải thích về sự trì hoãn việc đánh giá sự phù hợp cho người nộp đơn.
Không gây khó khăn về địa điểm kiểm nghiệm và kiểm tra chọn mẫu đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu hoặc đại lý.
Phải giữ bí mật thông tin trong quá trình đánh giá sự phù hợp của sản phẩm các nước thành viên như sản phẩm trong nước.
Các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khỏe con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu… mà họ cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tùy tiện hay hạn chế vô lý đối với thương mại quốc tế.
Trong trường hợp các quốc gia không có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc không áp dụng các tiêu chuẩn này vì lý do gây phương hại tới quốc gia thì cần phải thực hiện một số yêu cầu.
43
khác biết tiêu chuẩn mà nước mình áp dụng. Việc làm này là cần thiết để cho các doanh nghiệp biết sớm, có thời gian đáp ứng theo quy định đó.
Thứ hai, Ngoài việc công bố trên báo chí, quốc gia đó phải thông báo cho Ban Thư ký WTO biết về hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước mình áp dụng và phải giải trình mục đích nước mình áp dụng.
Thứ ba, Vì tiêu chuẩn này chưa có tiêu chuẩn quốc tế hoặc không áp dụng tiêu chuẩn quốc tế thì để các nước khác muốn tìm hiểu, nghiên cứu thì phải thông qua nước ban hành tiêu chuẩn đó. Vì vậy, khi có yêu cầu phải cung cấp chi tiết hoặc bản sao các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nước mình áp dụng cho các nước thành viên khác.
Thứ tư, Phải dành một thời gian hợp lý để các nước khác góp ý đối với việc soạn thảo các tiêu chuẩn này. Quy định này để đảm bảo tính công khai minh bạch đối với tiêu chuẩn.
Như vậy, có thể nói Hiệp định TBT của WTO ra đời nhằm mục tiêu trên hết đó là tạo sự minh bạch và công bằng cho thương mại quốc tế bằng cách đưa ra những quy định, biện pháp nhằm hạn chế một cách tối đa việc các nước sử dụng các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật làm rào cản, gây trở ngại cho thương mại quốc tế. Đến nay, Ủy ban TBT chưa đưa ra ngoại lệ chính thức nào dành cho các nước đang phát triển trên cơ sở những điều khoản của Hiệp định TBT [22]. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển là thành viên mới, Nghị định thư gia nhập có thể cho phép họ trì hoãn trong một thời gian nhất định việc sửa đổi pháp luật hoặc cơ cấu hành chính của mình cho phù hợp với các điều khoản của Hiệp định TBT [22]. Các ưu đãi quá độ này sau đó sẽ được soát xét lại hàng năm. Việt Nam là một ví dụ về một thành viên mới là nước đang phát triển của WTO đang được hưởng ưu đãi này.
Hiện nay, Hiệp định TBT được nhiều nước gia nhập, trong đó có những nước đang phát triển. Tuy nhiên, do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế và xã hội
44
nên khó có thể thấy được tác động thực tế của hiệp định này đối với các nước