Quy định về quy chuẩn kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 62 - 65)

Các quy định về quy chuẩn kỹ thuật được thể hiện đầy đủ trong Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày

57

29/6/2006 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007. Luật gồm 7 chương và 71 điều, điều chỉnh việc xây dựng, công bố, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật. Nội dung cơ bản của Luật thể hiện yêu cầu đổi mới toàn diện tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo hướng thống nhất đầu mối quản lý, giản lược các tiêu chuẩn, áp dụng linh hoạt các chế độ tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng.

Khái niệm “quy chuẩn kỹ thuật” trong Luật TC&QCKT hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trong Hiệp định TBT.

Các biện pháp quản lý chất lượng quan trọng khác cũng được Luật TC&QCKT đề cập như chứng nhận sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ hoặc quá trình với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, cộng nhận năng lực của các tổ chức hoạt động trong việc kiểm tra, giám định và chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc quá trình/hệ thống quản lý chất lượng, việc thừa nhận lẫn nhau giữa Việt Nam với các nước về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhằm thuận lợi hóa thương mại. Những biện pháp này được hài hòa ở mức độ cao với các tiêu chuẩn hoặc kiến nghị của các tổ chức quốc tế có liên quan như ISO, IEC, CODEX… theo quy định của pháp luật Việt Nam, mà cụ thể là Luật Chất lượng hàng hóa năm 2006, hàng hóa lưu thông trên thị trường phải đảm bảo một trong điều kiện: "Tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng trong quá trình lưu thông hàng hoá hoặc tự áp dụng các biện pháp kiểm soát chất lượng nhằm duy trì chất lượng của hàng hoá do mình bán". Như vậy, những quy định về quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa tại Việt Nam là quy định bắt buộc đối với tất cả những hàng hóa lưu thông trên thị trường Việt Nam.

Một trong những mục đích áp dụng tiêu chuẩn là đảm bảo an toàn cho con người, bảo vệ sức khoẻ, môi trường và đó cũng chính là mục đích của các quy định, yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật. Do sự trùng hợp về mục đích nêu

58

trên mà TCVN sẽ được sử dụng tối đa làm căn cứ kỹ thuật cho việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.

Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia là quy chuẩn kỹ thuật do Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi toàn quốc đối với đối tượng thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được Chính phủ phân công quản lý. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương là quy chuẩn kỹ thuật do Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành để bắt buộc áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù và yêu cầu cụ thể về môi trường của địa phương [4]. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương không được trái với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Các loại quy chuẩn kỹ thuật: quy chuẩn kỹ thuật chung, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, quy chuẩn môi trường, quy chuẩn kỹ thuật quá trình, quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ. Việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây: tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài; kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật; kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

Việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phải trải qua một quy trình, thủ tục chặt chẽ. Biểu đồ sau đây phản ánh quy trình này.

59

Cơ quan thực hiện Nội dung các bƣớc Công việc thực hiện

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 62 - 65)