Sự ra đời của Hiệp định TBT

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 33 - 34)

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT 1947) đã có các điều III, XI và XX đề cập các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật mang tính quốc tế. GATT cũng đã thành lập một nhóm làm việc nhằm đánh giá những ảnh hưởng của hàng rào phi thuế quan đến hoạt động thương mại quốc tế, trong đó các biện pháp mang tính kỹ thuật được xem là biện pháp quan trọng nhất mà các nhà xuất khẩu phải chú ý đến. Tuy nhiên, sau nhiều năm đàm phán, đến cuối vòng đàm phán Tokyo năm 1979 (vòng đàm phán Tokyo kéo dài từ năm 1973 đến 1979), hiệp định đa phương về các hàng rào kỹ thuật trong thương mại mới được ký kết giữa 32 quốc gia thành viên của GATT, nhằm nâng cấp và làm rõ hơn các quy định trong Quy chế Tiêu chuẩn của Vòng đàm phán Uruguay. Đây là một trong số 29 văn bản pháp lý nằm trong hệ thống các Hiệp định của WTO.

Nhu cầu về một Hiệp định trong lĩnh vực này xuất hiện từ việc mở rộng dần dần các tiêu chuẩn và pháp quy kỹ thuật được áp dụng trong thương mại quốc tế nảy sinh từ các bên tham gia Hiệp định GATT, đặc biệt là sau Vòng đàm phán Kennedy. Người ta thấy rằng cần phải đưa ra một số nguyên tắc trong lĩnh vực này để đảm bảo các pháp quy kỹ thuật không được áp dụng để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Một lý do khác là sự cần thiết phải chỉ rõ và cụ thể những ngoại lệ từ Điều XX (b) của GATT, tức là đặt ra các nguyên tắc cho quá trình soạn thảo và áp dụng các pháp quy kỹ thuật với mục đích bảo vệ đời sống và sức khỏe cho người, động vật và thực vật.

Hiệp định TBT đã được thỏa thuận lại trong vòng đàm phán Uruguay và văn bản sửa đổi có hiệu lực từ năm 1995. Cùng với sự ra đời của WTO,

28

Hiệp định TBT sửa đổi được áp dụng đối với mọi thành viên của WTO.

Một đặc điểm quan trọng của Hiệp định TBT là các cam kết mang tính “khái quát chung”, tức là được áp dụng cho mọi lĩnh vực quản lý và mọi sản phẩm (kể cả nông sản và thực phẩm).

Hiệp định TBT ra đời đã nâng cao hiệu quả trong xuất khẩu và áp dụng các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như góp phần to lớn trong việc giải quyết khó khăn do mâu thuẫn giữa các bộ quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước khác nhau.

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)