Nâng cao năng lực cán bộ và năng lực kỹ thuật

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 85 - 88)

- Xem xét dự thảo QCĐP Ý kiến bằng văn bản việc

3.2.4. Nâng cao năng lực cán bộ và năng lực kỹ thuật

Trong mọi công việc, con người luôn là nhân tố quan trọng. Để xây dựng thành công hàng rào kỹ thuật trong thương mại ở Việt Nam cần có nguồn nhân lực cho vấn đề này. Việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ...đòi hỏi người phải có trách nhiệm cao, có trình độ, chuyên môn cao, phong cách làm việc chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ tốt. Bộ Khoa học và công nghệ và văn phòng TBT cần tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ liên quan đến Hiệp định TBT như tuyên truyền, đào tạo nghiên cứu tác động, rà soát văn bản, tìm hiểu văn bản pháp quy kỹ thuật. Bên cạnh đó chúng ta cần bổ sung nhân sự và tổ chức đào tạo cho mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp về TBT bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ, đặc biệt là các quy trình thông báo và xử lý thông báo và có thể tổ chức để các thành viên trong mạng lưới TBT tham quan mô hình hoạt động TBT của một nước thành viên WTO.

Việt Nam là thành viên đang phát triển nên được hưởng những ưu đãi đặc biệt và khác biệt trong thực hiện Hiệp định TBT. Theo đó, Việt Nam nên tận dụng và khai thác chương trình hỗ trợ kỹ thuật do các nước Anh, Úc, Ủy ban Châu Âu và một số nước phát triển khác cung cấp để nghiên cứu và xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với Việt Nam.

80

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, các quốc gia đang dần mở rộng chính sách thương mại của mình để đón lấy những luồng gió mới từ bên ngoài. Hệ thống chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia mở rộng trên mọi lĩnh vực, từ hàng hóa, dịch vụ đến đầu tư, tài chính, môi trường... Trên thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy, thương mại quốc tế đang đem lại lợi ích cho mọi quốc gia. Vì thế, phấn đấu cho một nền thương mại tự do toàn cầu đang là mục tiêu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự ra đời và phát triển của Tổ chức thương mại thế giới. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, các nước đều duy trì các rào cản thương mại nhằm các mục đích khác nhau. Bên cạnh hàng rào thuế quan, rất nhiều hàng rào phi thuế quan đã ra đời. Mức độ cần thiết và lý do sâu xa dẫn đến việc bảo hộ nội địa của từng quốc gia cũng khác nhau, đối tượng cần bảo hộ cũng khác nhau càng khiến cho các hàng rào phi thuế trở nên đa dạng. Trong số các hàng rào phi thuế quan, hàng rào kỹ thuật đang ngày càng khẳng định được vai trò trong việc quản lý hoạt động nhập khẩu. Thực tế cho thấy, hàng rào kỹ thuật có thể hạn chế được việc nhập khẩu hàng hóa kém chất lượng vào nội địa, đảm bảo an toàn, sức khỏe con người và đồng thời bảo vệ được môi trường và vừa có thể đáp ứng được các mục tiêu kinh tế, văn hóa, chính trị khác nhau mà không gặp phải sự lên án của các quốc gia khác..

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp so sánh cùng với kết cấu 3 chương, luận văn đã làm rõ được một số vấn đề như sau:

- Hệ thống hóa lý thuyết về hàng rào kỹ thuật bao gồm: khái niệm, phân loại, vai trò và mục đích sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế; những quy định của Hiệp định TBT của WTO về hàng rào kỹ thuật trong

81

thương mại. Theo đó: "Hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một loại hàng rào phi thuế quan, bao gồm các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa trong thương mại nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ cuộc sống hoặc sức khỏe của con người, động vật hoặc thực vật và bảo vệ môi trường".

- Nghiên cứu quy định của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại và tìm ra thực trạng của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại: các quy định và tiêu chuẩn này còn quá ít, chưa tinh vi, do đó nhiều mặt hàng có thể dễ dàng vào Việt Nam; việc giám sát thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật còn lỏng lẻo dẫn đến các sản phẩm nước ngoài không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu vẫn có thể thâm nhập vào thị trường trong nước; trình độ sản xuất và chất lượng sản phẩm trong nước còn kém.

- Thông qua việc tìm ra một số hạn chế của pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, tác giả đã đề xuất một số phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại như sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của Việt Nam hài hòa với các tiêu chuẩn của quốc tế ở mức độ hợp lý.

Thứ hai, nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật riêng của Việt Nam.

Thứ ba, nâng cao hệ thống kiểm tra chất lượng và kiểm soát.

Thứ tư, nâng cao năng lực cán bộ và năng lực kỹ thuật.

Như vậy, hàng rào kỹ thuật trong thương mại là quan trọng và cần thiết. Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải nghiên cứu và tiếp tục xây dựng hệ thống hàng rào kỹ thuật trong thương mại đáp ứng các yêu cầu đặt ra.

82

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 85 - 88)