Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 50 - 53)

hiệu quả ở cấp quốc gia tại các nước đang phát triển (cùng với những vấn đề liên quan đến sức khỏe và an toàn cho người tiêu dùng, công dân) và tình trạng các nước đang phát triển không có đủ khả năng làm cho sản phẩm của họ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, nhất là ở thị trường của các nước phát triển.

Hiệp định TBT còn đưa ra một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình xây dựng, phê chuẩn và áp dụng các quy tắc kỹ thuật để tránh những rào cản vô lý đối với thương mại quốc tế. Theo đó các thành viên phải có các thể chế và hạ tầng cơ sở cần thiết để tuân thủ những quy tắc này. Những vấn đề về phát triển và thương mại của các nước thành viên là nước đang phát triển cùng với khó khăn về tài chính của họ sẽ tiếp tục là vấn đề trọng tâm được đặt ra thông qua quyền thành viên của họ đối với Hiệp định TBT.

2.6. Đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển triển

Tại Điều 10, 11 và 12 của Hiệp định TBT quy định các thành viên sẽ dành sự đối xử đặc biệt, khác biệt hoặc ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển là thành viên của hiệp định này.

Các thành viên trong khi chuẩn bị và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp sẽ xem xét các nhu cầu đặc biệt về phát triển tài chính, thương mại của các thành viên đang phát triển để đảm bảo các biện pháp trên không gây ra những cản trở không cần thiết đến xuất khẩu của các thành viên đang phát triển. Việc xem xét các nhu cầu đặc biệt này là rất cần thiết vì chỉ có trên cơ sở xem xét các nhu cầu đặc biệt về tài chính, thương mại của các thành viên đang phát triển, các thành viên nhận thấy được cần áp dụng tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp như thế nào để không tạo ra những cản trở không đáng có, không thật

45

sự cần thiết đối với hoạt động xuất khẩu của các thành viên đang phát phát triển.

Các thành viên công nhận rằng các nước thành viên đang phát triển sẽ không bị yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của mình nếu các biện pháp đó không phù hợp với các nhu cầu đặc biệt về tài chính, thương mại và phát triển của nước thành viên đang phát triển. Xuất phát từ trình độ phát triển của mình, các nước đang phát triển luôn có những nhu cầu đặc biệt về tài chính, về thương mại. Bởi vậy, việc sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế làm cơ sở cho các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật của các nước đang phát triển phải phù hợp với các yêu cầu đặc biệt về tài chính, về thương mại của nước thành viên đang phát triển.

Các nước đang phát triển có thể gặp một số khó khăn về thể chế và cơ sở hạ tầng trong việc chuẩn bị và áp dụng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, các nhu cầu đặc biệt về thương mại, cũng như các giai đoạn về phát triển công nghệ có thể cản trở đến khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hiệp định. Do vậy, Ủy ban về hàng rào kỹ thuật trong thương mại, khi được yêu cầu, được quyền dành những ngoại lệ về thời gian, một phần hay toàn bộ, cho các nước đang phát triển được tạm thời không phải thực hiện nghĩa vụ của hiệp định này.

Mục đích của những quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các thành viên đang phát triển: nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thực thi các quy định của Hiệp định TBT, có thể hội nhập tốt, tiếp cận thị trường của các nước phát triển và hưởng lợi ích trọn vẹn hơn từ hệ thống thương mại đa biên, vốn đang thay đổi rất nhanh chóng. Các quy định về đối xử đặc biệt và khác biệt đối với các nước đang phát triển có tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế của các thành viên đang phát triển của WTO để.

46

định TBT đối với các nước đang phát triển. Điều này được thể hiện rõ trong hoạt động triển khai đáp ứng nhu cầu của các nước đó về hỗ trợ kỹ thuật và nhằm hoàn thiện, phối hợp tốt hơn các chương trình hỗ trợ. Hạn chế của các nước đang phát triển đặc biệt là các nước kém phát triển, trong quá trình thực thi và áp dụng hiệp định này cho thấy các nước này không có khả năng tận dụng những cơ hội mà hiệp định đem lại. Những hạn chế trong việc thực hiện nghĩa vụ quy định trong TBT sẽ trước hết dẫn đến những khó khăn cho chính các nước đang phát triển, bởi lẽ điều này sẽ dẫn đến những khiếm khuyết trong điều tiết thị trường nội địa và không bảo vệ được những lợi ích chính đáng, hợp pháp (như sức khỏe và an toàn của nhân dân, bảo vệ môi trường, v.v…).

Việc tận dụng “quyền” mà TBT dành cho cũng gây ra nhiều khó khăn cho các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Đó là những khiếm khuyết của hệ thống quản lý, trong trình độ quản lý kinh tế cũng như nhận thức của các nước này về các cơ hội mà Hiệp định TBT đem lại. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều các hệ thống tinh vi và phức tạp liên quan đến các pháp quy kỹ thuật và tiêu chuẩn ở các nước phát triển, kể cả các hệ thống cấp dấu và cấp giấy chứng nhận khác nhau, cũng làm tăng thêm khó khăn cho các nước đang phát triển. Khi các nước đang phát triển là nước xuất khẩu sẽ gặp khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là tại thị trường của các nước đang phát triển. Ví dụ, quy tắc hài hòa hóa trong Quy chế (2092/91) của EC đối với sản xuất bằng phương pháp hữu cơ đối với các sản phẩm nông nghiệp có tác động xấu tới các nước đang phát triển trong việc tiếp cận thị trường EU đối với các sản phẩm đó [22]. Như vậy, Hiệp định TBT không phải là tập hợp các biện pháp kỹ thuật áp dụng trực tiếp cho từng loại hàng hoá mà chỉ đưa ra các nguyên tắc chung mà các nước phải tuân thủ khi thông qua và thực thi các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hoá.

47

Chƣơng 3: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI VÀ

Một phần của tài liệu Hiệp định TBT của WTO và những vấn đề pháp lý đặt ra đối với Việt Nam (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)