Phương pháp phân tích, so sánh thông tin

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2.Phương pháp phân tích, so sánh thông tin

2.2.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế

Là phương pháp dùng các chỉ số để phân tích, đánh giá mức độ biến động của các hiện tượng. Giúp cho việc tổng hợp số liệu, tính toán các chỉ tiêu một cách đúng đắn, khách quan, có tính suy rộng cho nội dung nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Thông qua các số liệu đã thu thập, tìm ra được quy luật, bản chất của hiện tượng. Từ đó so sánh với các ngân hàng khác để thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại của ngân hàng đang nghiên cứu. Qua đó, đề ra các giải pháp thực tế và hướng đi phù hợp cho quá trình huy động vốn.

Dùng bảng biểu và đồ thị đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu huy động vốn và sử dụng vốn qua các năm 2011, 2012, 2013 dựa trên các thông tin được cung cấp từ các phòng nghiệp vụ liên quan, từ thông tin báo cáo của các NHTM trên địa bàn, các chi nhánh ngân hàng trong cùng hệ thống để so sánh từ đó thấy được những ưu, nhược điểm của đơn vị mình.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn tại NHTM

2.3.1. Các chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu về vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu 1: Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có:

Hệ số vốn tự có

so với tổng tài sản có =

Vốn tự có Tổng giá trị tài sản có

Chỉ số này xác định độ an toàn của vốn tự có đối với quy mô hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng chỉ số này để đánh giá mức độ an toàn của vốn tự có (vốn chủ sở hữu) thì độ chính xác không cao. Do vậy, người ta hay sử dụng hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro để đánh giá.

Chỉ tiêu 2: Hệ số vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro quy đổi

Hệ số vốn tự có

so với tài sản có rủi ro =

Vốn tự có

Tổng giá trị tài sản có rủi ro quy đổi (Tài sản có rủi ro quy đổi được tính bằng tài sản có rủi ro nhân với tỷ lệ rủi ro của từng loại tương ứng với từng mức độ rủi ro).

Liên quan đến khả năng chịu đựng rủi ro, điều quan trọng là thực hiện và đánh giá tình hình trích lập các quỹ, thông thường bao gồm quỹ bổ sung vốn chủ sở hữu và khoản dự phòng rủi ro. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ

được trích theo tỷ lệ tính trên lợi nhuận ròng, đối với các NHTM Việt Nam, tỷ lệ này là 5% và quỹ được lập cho đến khi bằng vốn điều lệ thực có. Khoản dự phòng rủi ro được trích theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản có. Để tính khoản này, các ngân hàng phải phân nhóm tài sản có và đánh giá mức độ rủi ro của từng nhóm để áp dụng những tỷ lệ cho phù hợp.

Đối với các NHTM có sự tăng trưởng của vốn tự có và phải bảo toàn và tăng lên từ tích luỹ nội bộ, theo chuẩn mực quốc tế các NHTM chỉ tiêu này phải đạt tối thiểu là 8%. Nhưng đối với các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay thì chưa đạt được tỷ lệ của chỉ tiêu này theo chuẩn mực Quốc tế.

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng ổn định các nguồn vốn về số lượng và thời gian

Chỉ tiêu này phản ánh sự tăng trưởng nguồn vốn cả về số lượng và chất lượng, đánh giá sự tăng trưởng ổn định vững chắc. Từ đó, có thể so sánh số lượng vốn năm nay so với năm trước, thời kỳ này với thời kỳ khác, so sánh sự tăng trưởng nguồn vốn cũng như đánh giá sự tăng trưởng và ổn định.

Chỉ tiêu 3: Tốc độ tăng nguồn vốn

Tốc độ tăng nguồn vốn = Σ nguồn vốn kỳ này - Σ nguồn vốn kỳ trước x 100 Σ nguồn vốn kỳ trước

Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của NHTM, sự phát triển của ngân hàng trước hết phụ thuộc vào sự tăng trưởng quy mô nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của quy mô nguồn vốn chỉ thể hiện xu hướng tốt khi đảm bảo tỷ lệ tăng hợp lý giữa tài sản dự trữ và tài sản sinh lời. Quy mô nguồn vốn tăng, trước hết phải đảm bảo tăng năng lực về tài chính, tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh.

Chỉ tiêu 4: Tốc độ tăng tổng nguồn vốn huy động

Tốc độ tăng nguồn vốn huy động =

Σ nguồn vốn HĐ kỳ này - Σ nguồn vốn HĐ kỳ

x 100 Σ nguồn vốn kỳ trước

2.3.1.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng và cơ cấu nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu 5: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn =

Nguồn vốn loại i

x 100 Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của NHTM, mỗi loại vốn có những yêu cầu khác nhau về chi phí, thanh khoản, thời hạn hoàn trả do đó việc đánh giá đúng cơ cấu nguồn vốn giúp NHTM xác định được chiến lược quản lý, huy động vốn tốt nhất cho từng thời kỳ.

Chỉ tiêu 6: Tỷ trọng nguồn vốn huy động trên tổng nguồn vốn

Tỷ trọng nguồn vốn huy

động trên tổng nguồn vốn =

Σ nguồn vốn huy động

x 100 Σ nguồn vốn

Chỉ tiêu này xác định khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của các NHTM.

Chỉ tiêu 7: Tỷ trọng từng nguồn vốn huy động

Tỷ trọng từng nguồn vốn

huy động =

Nguồn vốn huy động loại i

x 100 Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu nguồn vốn huy động, trong đó số dư từng loại nguồn vốn huy động được tính phụ thuộc vào cách phân loại nguồn vốn của các NHTM.

Chỉ tiêu 8: Cơ cấu vốn huy động

Tỷ lệ loại vốn i =

Vốn huy động loại i

x 100 Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó giúp NHTM quan tâm đến việc điều chỉnh cơ cấu vốn huy động sao cho hợp lý

2.3.1.4. Chỉ tiêu phản ánh xu hướng biến đổi cơ cấu các nguồn vốn hợp lý và theo hướng tích cực

Căn cứ các công thức đã trình bày ở phần trên ta có thể so sánh cơ cấu nguồn vốn của các NHTM ở các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu này phản ánh sự biến đổi cơ cấu nguồn vốn của NHTM theo hướng hợp lý (tích cực) hoặc bất hợp lý (tiêu cực), từ đó chúng ta có thể tác động bằng những biện pháp tích cực nhằm điều chỉnh cơ cấu này theo hướng hợp lý, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đất nước, phù hợp xu thế phát triển chung.

2.3.1.5. Chỉ tiêu phản ánh khả năng điều hành lãi suất và tiết kiệm chi phí huy động vốn

Chỉ tiêu 9: Lãi suất bình quân của nguồn vốn huy động trong kỳ

Lãi suất bình quân nguồn vốn huy

động trong kỳ =

Số dư bình quân nguồn vốn huy động lại i x

Lãi suất bình quân nguồn Vốn huy động loại i x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 Σ nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này sử dụng để đánh giá chất lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Như vậy, có thể với biểu lãi suất như nhau nhưng do khác nhau về tỷ trọng từng loại tiền gửi dẫn đến lãi suất huy động bình quân giữa các NHTM rất khác nhau. Chi phí huy động thấp là một trong những điều kiện cơ bản giúp NHTM tăng khả năng sinh lời, ưu thế này thường có ở các NHTM hoạt động mạnh, trường vốn lớn, uy tín cao, năng lực quản trị của ban lãnh đạo tốt, nhân viên có chuyên môn giỏi, khả năng giải quyết vấn đề nhanh, thái độ và chất lượng phục vụ khách hàng tốt.

2.3.1.6. Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 10: Chỉ số thanh toán tức thời

Chỉ số thanh toán tức thời =

Tổng tài sản có động

x 100 Tổng tài sản nợ dễ biến động

- Tài sản có động: Tài sản dễ chuyển đổi thành tiền, nội dung tài sản này phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu dự trữ thanh toán, sự phát triển của công nghệ ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ trong nước.

- Tài sản nợ dễ biến động: Tài sản có thể bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt lúc ngân hàng gặp khó khăn về tài chính.

Ngân hàng nào có chỉ số này cao phản ánh ngân hàng đó có khả năng thanh toán tốt và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ số này càng lớn thì khả năng sinh lời càng nhỏ.

2.3.1.7. Chỉ tiêu đo lường chi phí vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi cùng các khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.

Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mô, thời hạn có tính ổn định.

+ Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng. Vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, làm ảnh hưởng tới thu nhập của ngân hàng.

Việc tính chi phí cho từng nguồn cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn (nhóm nguồn) nào rẻ hơn? Nên vận dụng lãi suất huy động như thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn (nhóm nguồn) tăng thêm hay không? Để từ đó ngân

hàng quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và đề ra các giải pháp huy động vốn có hiệu quả.

Phương pháp chi phí bình quân là phương pháp phổ biến nhất để tính chi phí vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem cẩn thận mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn đi huy động. Thương số của lãi suất phải trả và tổng mức vốn đi huy động (sau khi loại trừ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại nguồn vốn huy động) trong quá khứ tạo thành chi phí bình quân gia quyền.

Chỉ tiêu 11: Chi phí lãi suất bình quân:

n t t t t r A i R i 1 . . Trong đó: i: Chi phí vốn bình quân Rt: Nguồn vốn huy động loại t

it: Lãi suất huy động của nguồn vốn t A: Tổng nguồn vốn huy động

rt: Tỷ trọng vốn khả dụng của nguồn vốn loại t n: Số loại nguồn vốn huy động

Phương pháp nói trên có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi động thái của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân cung cấp một chuẩn mực tương đối cho việc ra quyết định nên cho vay và đầu tư như thế nào. Tuy nhiên, việc tính toán như trên là thật sự chưa hoàn hảo bởi vì nó chỉ mới dừng lại ở mức độ xem xét giá vốn của nguồn vốn, nghĩa là vẫn còn có nhiều chi phí khác cần phải tính thêm để thật sự có được nguồn vốn. Các chi phí cấu thành này bao gồm:

Chi phí phi lãi suất:

- Tiền lương và chi phí quản lý gián tiếp + Tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định + Tỷ lệ dự trữ thanh toán theo quy định + Phí bảo hiểm tiền gửi

Như vậy, tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí (Lãi suất hoà vốn bình quân) có thể tính như sau:

Chỉ tiêu 12: Lãi suất hoà vốn bình quân

Lãi suất hoà vốn bình quân =

Tổng chi phí trả lãi và chi phí khác

x 100 Tổng tài sản có sinh lời

Chi phí vốn chủ sở hữu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực chất đây là chi phí cơ hội thể hiện lợi nhuận kỳ vọng của những người góp vốn để hình thành nên ngân hàng. Nếu ngân hàng không tạo ra được tỷ suất sinh lợi thỏa đáng trên vốn sở hữu thì các cổ đông góp vốn sẽ bắt đầu rút vốn ra và tìm nơi đầu tư hấp dẫn hơn. Để tính chi phí vốn chủ sở hữu, một phương pháp hợp lý là ước tính mức tỷ suất sinh lợi cần thiết mà các cổ đông cho rằng cần thiết để duy trì vốn góp hiện tại.

Chỉ tiêu 13: Tỷ suất sinh lợi tối thiểu trên vốn vay và vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lợi tối

thiểu trên vốn vay và vốn chủ sở hữu

=

Lợi nhuận tối thiểu để bù đắp chi phí vốn vay

+ Lợi nhuận tối thiểu đối với vốn chủ sở hữu

2.3.1.8. Chỉ tiêu về tính bền vững tài chính

Các tiêu chí để đánh giá tính bền vững tài chính là khả năng tự trang trải chi phí và được xác định bằng tỷ lệ tự bù đắp các chi phí hoạt động từ nguồn thu lãi và phí.

Chỉ tiêu 14: Khả năng trang trải chi phí hoạt động: Khả năng trang trải

chi phí hoạt động =

Thu từ lãi cho vay và phí

x 100

Chi phí hoạt động bao gồm các chi phí quản lý, chi phí vốn và chi trích lập dự phòng rủi ro. Riêng chi phí vốn bao gồm chi phí huy động vốn và chi phí bảo toàn giá trị vốn ban đầu (chi phí bù đắp lạm phát).

2.3.2. Chỉ tiêu định tính

2.3.2.1. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro

Việc chọn nguồn vốn tiền gửi và phí tiền gửi của ngân hàng tuỳ thuộc không chỉ vào chi phí tương đối của mỗi nguồn, mà còn tuỳ thuộc vào rủi ro của chúng. Những nguồn có chi phí thấp có thể tạo rủi ro cao cho ngân hàng và do vậy, sẽ tạo khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng hơn.

Mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hướng rủi ro được xem xét. Chẳng hạn như, loại sổ tiết kiệm dành cho những hộ gia đình thu nhập thấp và trung bình có thể tương đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất (độ co giãn thấp), nhưng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản những thời vụ nhất định trong năm hoặc những giai đoạn nào đó trong chu kỳ kinh doanh (như thời kỳ kinh tế khủng hoảng) khi xảy ra việc rút tiền ồ ạt vì loại tiền gửi này chịu ảnh hưởng bởi những đột biến và thất thường. Để đánh giá rủi ro của các loại nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi, một ngân hàng cần phải định lượng nhiều chiều hướng rủi ro khác nhau, bao gồm các loại sau đây:

- Rủi ro lãi suất: Quy mô và chi phí trả lãi của mỗi nguồn vốn tiềm năng tỏ ra nhạy cảm như thế nào đối với những thay đổi của lãi suất thị trường? Nói cách khác, nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại nguồn vốn có độ co giãn đối với thay đổi lãi suất ra sao? Và mức chênh lệch lãi suất của ngân hàng tương quan giữa tỷ suất sinh lợi bình quân của tài sản sinh lợi và chi phí bình quân của nguồn vốn huy động trả lãi sẽ chịu tác động ra sao trước bất kỳ sự thay đổi lãi suất thị trường nào.

- Rủi ro thanh khoản: Liệu có khả năng xảy ra trường hợp nguồn vốn bất kỳ nào đó sẽ bị giảm sút trầm trọng và đột ngột hay không? Khi đó ngân

hàng phải đương đầu với sự sút giảm ngân quỹ to lớn và buộc phải tìm vay nguồn khác với chi phí cao.

- Rủi ro sở hữu: Hỗn hợp các nguồn vốn như thế nào để có thể đóng góp nhiều nhất vào việc đạt được mức và sự ổn định của lợi nhuận thuần mà các cổ đông của ngân hàng mong muốn, cũng như hạn chế rủi ro kinh doanh của nó?

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 43)