Tăng cường khả năng cung cấp các sản phẩm huy động vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 99)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Tăng cường khả năng cung cấp các sản phẩm huy động vốn

Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động huy động vốn thời kỳ trước, cần điều tra, khảo sát nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm mới. áp dụng nhiều thể thức tiết kiệm khác nhau: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn từ 01 tháng đến 03 năm, tiết kiệm học đường, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm gửi một nơi, rút nhiều nơi... trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu khách hàng. Để thực hiện cần cố gắng mở rộng mạng lưới huy động đến tận địa bàn dân cư; đơn giản thủ tục, đổi mới phong cách giao dịch, điều tra, khảo sát kết hợp giữa cho vay xuất khẩu lao động với chi trả kiều hối để tăng thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Đặc biệt là cơ chế lãi suất tiết kiệm phải phù hợp với diễn biến của thị trường tiền tệ và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất tiết kiệm phải được điều chỉnh sao cho cả ngân hàng và người gửi có được lãi suất thoả đáng. Lãi suất tiết kiệm phải kích thích người gửi tiền và động viên tối đa nguồn tiền nhàn rỗi mà trước đây người dân thường cất trữ bằng vàng, ngoại tệ.

Việc huy động vốn phải trên cơ sở đảm bảo an toàn, bí mật, thuận tiện cho khách hàng. Việc huy động vốn bằng hình thức này hay hình thức khác không thể tự ý "bày đặt", mà phải nghiên cứu kỹ thị trường kinh tế - xã hội. Chẳng hạn,

mỗi một hình thức ra đời phải nghiên cứu cụ thể các yếu tố: Sự ổn định kinh tế, trình độ kinh tế hàng hoá, chính trị, xã hội, đời sống của dân, phong tục tập quán của dân cư...và phải tuân thủ những quy định của Agribank.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam - chi nhánh tỉnh phú thọ (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)