Những quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam thời kỳ nhà Nguyễn và thời kỳ nƣớc ta bị thực dân Pháp xâm lƣợc

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26)

Nam thời kỳ nhà Nguyễn và thời kỳ nƣớc ta bị thực dân Pháp xâm lƣợc

Năm 1802, sau khi đánh bại lực lượng của nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu Gia Long.

Về mặt lập pháp hình sự, Vua Gia Long giao cho Tiền quân Bắc thành tổng trấn Nguyễn Văn Thành là Tổng tài soạn thảo Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long). Bộ luật được biên soạn trong một thời gian dài, đến năm 1811 thì hoàn tất và năm 1812 được khắc in lần đầu ở Trung Quốc, được áp dụng từ năm 1813 trên phạm vi toàn quốc [27, tr. XI].

Trong Hoàng Việt luật lệ, hình phạt tử hình được quy định, có hai bậc: “1) Treo cổ, 2) Chém (Người phạm tử tội ở kinh thành hay tỉnh, trừ trường hợp phải chém ngay không đợi lúc ra, những trường hợp khác đều giam cấm cố, đợi phiên tòa mùa thu hay triều đình xử để phân biệt tình thật, hoãn hành quyết và những người có ân huệ, tâu lên cho vua định đoạt)” [28, tr. 101-102].

Hình phạt tử hình được quy định nhằm bảo vệ những quan hệ xã hội phong kiến quan trọng. Điều 1 (Mưu phản đại nghịch) Quyển 12 - Hoàng Việt luật lệ quy định:

Phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại nghịch không có lợi đối với vua, mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng và cung quyết.

Chỉ nhúng tay vào âm mưu mà không chia cầm đầu hay tòng phạm đã, hay chưa làm đều bị xử tử bằng lăng trì (chém ngay).

Ông nội, cha con, cháu anh em và người cùng ở một nhà, như trong tộc, không để tang thân thuộc, bà ngoại cha vợ, rể, không chia

khác nhau theo họ, chánh phạm hay mới quen.

Chú bác, con của anh em không hạn đã hay chưa ở riêng, quê quán khác nhau. Nam từ 16 tuổi trở lên, không kể là bịnh nặng, tàn phế, đều đem chém hết [29, tr. 555].

Nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của nhà Vua, Hoàng Việt luật lệ dành 16 điều tại chương Cung vệ thuộc Quyển 10 - Binh luật, quy định về việc canh gác nơi Vua ở với các chế tài rất nghiêm khắc. Ví dụ: Điều 2 - Tự tiện vào cửa cung điện - Hoàng Việt luật lệ quy định: “Tự tiện vào cửa nhà bếp vua, tới chỗ vua ở bị tội chết giảo”; Điều 10 - Nhắm cung điện mà bắn tên vào: “Phàm ai phóng đạn, ném gạch, chọi đá, bắn tên vào Thái miếu và cung điện thì xử giảo... Nếu mũi tên bay tới thì bị tội; mũi tên ở xa không có khả năng bay tới thì miễn bàn. Nhưng làm người bị thương thì mắc tội chém”.

Sau khi cùng Anh, Mỹ buộc triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc) ký Hiệp ước Thiên Tân, ngày 1-9-1958 thực dân Pháp nổ súng chiếm bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, mở đầu thời kỳ xâm lược và đô hộ của chúng ở Việt Nam. Thực dân Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, chia đất nước Việt Nam làm ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau. Nam kỳ là đất thuộc địa, không còn quan hệ phụ thuộc vào triều đình Huế; Bắc kỳ là đất “nửa bảo hộ” đặt dưới quyền cai trị của một viên thống sứ người Pháp; ở Trung kỳ, triều đình bù nhìn vẫn còn được duy trì với danh hiệu “Chính phủ Nam triều”, nhưng quyền hành thực tế nằm trong tay viên khâm sứ người Pháp là Chủ tịch Hội đồng bảo hộ Trung kỳ [23, tr. 86].

Tương ứng với ba kỳ là ba BLHS: Sắc luật ngày 31-12-1912 của Toàn quyền Đông Dương đã sửa đổi 56 điều của BLHS Pháp thành Hình luật canh cải (Code pénal modifié) và cho thi hành tại Nam kỳ; ở Bắc kỳ, Nghị định ngày 2-12-1921 của Toàn quyền Đông Dương đã cho thi hành Luật hình An

Nam; ở Trung kỳ, ngày 3-7-1933 Bảo Đại ban hành Dụ số 43 cho thi hành Hoàng Việt hình luật.

Nghiên cứu ba bộ luật này cho thấy, hình phạt tử hình được quy định. Điều 12 Hình luật canh cải quy định: “Người nào bị xử tử thì phải bị chém đầu” [46, tr. 70]; Điều 2 Luật hình An Nam quy định các loại hình phạt thuộc về trọng tội như sau:

a) Tử hình.

b) Khổ sai chung thân... [46, tr. 73].

Nhằm bảo vệ sự cai trị của thực dân Pháp cũng như chế độ phong kiến bù nhìn, phản động, cả ba bộ luật đều quy định hình phạt tử hình đối với “những tội xâm phạm đến đức Hoàng đế, Hoàng thân và cuộc trị yên của Nhà nước”.

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)