thÈm xö ph¹t tö h×nh vÒ téi giÕt ng-êi, téi tµng tr÷, vËn chuyÓn, mua
3.2. CÁC NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
LUẬT HÌNH SỰ VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH
Nguyên tắc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình là những tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt toàn bộ quá trình đổi mới và hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình tại Việt Nam.
Đổi mới, hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình tại Việt Nam, như đã trình bày ở trên, là một công việc xuất phát từ nhu cầu khách quan của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa kinh tế.
Xây dựng những quy định mới của pháp luật, sửa đổi, bổ sung những quy định cũ là hệ thống các việc làm công phu, có căn cứ, làm sao cho sự đổi mới, hoàn thiện đó là cơ sở pháp lý cho thực tiễn, phù hợp với nhận thức của các cơ quan bảo vệ pháp luật và của nhân dân. Những quy định mới, những sửa đổi, bổ sung, cùng với những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình phải đáp ứng được nhu cầu do thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm đặt ra và tạo nên cơ sở pháp lý vững chắc cho việc áp dụng hình phạt tử hình tại Việt Nam.
Bản thân hoạt động xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự phải được đặt trên những yêu cầu nhất định, phản ánh đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. Những yêu cầu và tư tưởng chỉ đạo đó trên những hướng nhất định của việc xây dựng và hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, tạo thành các nguyên tắc của việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình tại Việt Nam.
Có thể phân loại các nguyên tắc của việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình tại Việt Nam theo một trình tự lôgíc và yêu cầu sau đây:
Nguyên tắc thứ nhất: Quán triệt những quan điểm cơ bản của Đảng và
Nhà nước ta về việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình.
Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất của toàn bộ hoạt động hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình tại Việt Nam. Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng việc xác định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, quy định về hình phạt tử hình nói riêng, Đảng lãnh đạo bằng việc xác định rõ đường lối, chính sách hình sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Điều này đã được chính thức ghi nhận trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX và các văn kiện khác của Đảng. Vì vậy, trong quá trình đổi mới, hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, phải nghiên cứu, nhận thức đúng hệ thống các quan điểm của Đảng về đấu tranh phòng, chống tội phạm để việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình đi đúng hướng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện phát triển của Việt Nam.
Nguyên tắc thứ hai: Hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình phải phù hợp với Hiến pháp, đồng thời hoàn thiện một cách đồng bộ các đạo luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Ngày 25-12-2001, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa X đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Vì Hiến pháp là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc đặt ra những quy định có tính chất nền tảng của chế độ Nhà nước, chế độ xã hội, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức bộ máy nhà nước và là cơ sở để xác định toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam, cho nên việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp lần này có ảnh hưởng nhất định tới pháp luật hình sự. Do đó, việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp, trong trường hợp các quy định về hình phạt tử hình trái với quy định của Hiến pháp, thì những quy định đó phải bị bãi bỏ. Để tránh điều đó xảy ra, quá trình hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình phải quán triệt nguyên tắc trên.
Mặt khác, vì pháp luật hình sự có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với luật tố tụng hình sự, luật tổ chức Tòa án, luật tổ chức Viện kiểm sát và các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nên việc hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình cũng phải được tiến hành trên cơ sở hoàn thiện một cách đồng bộ các đạo luật đó. Nguyên tắc này đòi hỏi không được để các “lỗ hổng” trong pháp luật hình sự và yêu cầu đồng bộ trong các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Luật tổ chức Tòa án nhân dân... Điều đó có nghĩa là: bất cứ sự thay đổi trong pháp luật hình sự về hình phạt tử hình phải đi liền với việc rà soát (và khi cần thiết thì phải sửa đổi, bổ sung) các đạo luật có liên quan. Nói cách khác, hệ thống các quy phạm
pháp luật về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình phải được hoàn thiện một cách đồng bộ để đáp ứng kịp thời các yêu cầu mà thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm đặt ra.
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lý về sự liên hệ phổ biến của triết học Mác - Lênin, tức là khi nghiên cứu hoàn thiện những quy định của pháp