Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp hình sự về hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 115 - 121)

thÈm xö ph¹t tö h×nh vÒ téi giÕt ng-êi, téi tµng tr÷, vËn chuyÓn, mua

3.3.3. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp hình sự về hình phạt tử hình

vụ án đặc biệt nghiêm trọng.

Muốn nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội, cần phải đào tạo, bồi dưỡng số cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tội phạm nói chung, những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình nói riêng thuộc các ngành Công an, Tư pháp, Viện kiểm sát, Tòa án, giáo viên giảng dạy pháp luật thuộc các trường đào tạo cử nhân luật, phóng viên, biên tập viên chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật của các báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở Trung ương và địa phương.

Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình, nếu thực hiện đúng theo các yêu cầu về mục đích, nội dung, phương pháp nói trên, thì chắc chắn đối tượng được tác động, giáo dục sẽ có sự thay đổi về tri thức, tình cảm, hành vi pháp luật nói chung, từ đó dần dần loại trừ được thói quen vô tổ chức, vô kỷ luật, vi phạm pháp luật hình sự. Chính vì vậy, đây là một biện pháp có tầm quan trọng đặc biệt nhằm đưa những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình vào cuộc sống.

3.3.3. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp hình sự về hình phạt tử hình về hình phạt tử hình

Xu hướng của thế giới hiện nay là hình thành một thị trường thống nhất. Điều này mang tính khách quan, xuất phát từ sự phát triển và tác động

của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, một cuộc cách mạng vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước. Sự tác động của cuộc cách mạng này đã xóa đi tư tưởng biệt lập, khép kín mà lâu nay đã trở thành truyền thống ở một số nước. Quốc tế hóa, toàn cầu hóa là một xu thế ngày càng rõ nét trong đời sống quốc tế hiện nay.

Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, việc tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu vì:

- Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế quốc tế thì xu thế quốc tế hóa hoạt động của các băng nhóm tội phạm cũng đang diễn ra. Sự gia tăng của việc hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch, người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào nước ta ngày một nhiều sẽ là điều kiện để bọn phạm tội trong và ngoài nước lợi dụng hoạt động.

- Nước ta đã là thành viên của những tổ chức quốc tế như ASEAN, INTERPOL... cho nên việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm vừa là nhu cầu, vừa là nghĩa vụ của chúng ta.

Do đó, trong lĩnh vực lập pháp hình sự về hình phạt tử hình, Việt Nam cần cử đoàn trao đổi về kinh nghiệm lập pháp cũng như áp dụng hình phạt tử hình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm với các trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á; phối hợp với các nước trong khu vực trong việc trao đổi thông tin, tình hình tội phạm, phát hiện, truy bắt các tên tội phạm xuyên quốc gia nguy hiểm nhất là tội phạm buôn lậu, buôn bán tiền giả, mua bán ma túy, bọn lừa đảo quốc tế, mua bán phụ nữ ...

Đối với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc thì sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lập pháp cũng như áp dụng hình phạt tử hình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì hoạt động phạm tội của các băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia chủ yếu diễn ra trên biên giới với các nước này.

Các hoạt động hợp tác quốc tế nói trên phải hướng vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước là củng cố môi trường hòa bình, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

KẾT LUẬN

1. Tử hình là hình phạt chính nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự nước ta, tước bỏ quyền sống của người bị kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng - tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Không phải chỉ khi được áp dụng đối với người phạm tội cụ thể thì hình phạt tử hình mới có tác dụng, mà tính nghiêm khắc của hình phạt này có ý nghĩa răn đe, phòng ngừa tội phạm ngay từ khi nó được quy định trong BLHS.

2. Không phải tất cả những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đều bị xử phạt tử hình mà hình phạt tử hình chỉ được áp dụng trong trường hợp đặc biệt. Để quyết định áp dụng hình phạt tử hình hay tù chung thân đối với người phạm tội, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự và bảo đảm nguyên tắc xử lý “nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”.

3. BLHS năm 1999 có 29 điều luật quy định tội danh có hình phạt cao nhất là tử hình (giảm 15 điều so với BLHS năm 1985). Trong đó, Chương Các tội xâm phạm an ninh quốc gia: 7 điều; Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người: 3 điều; Chương Các tội xâm phạm sở hữu: 2 điều; Chương Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế: 3

điều; Chương Các tội phạm về ma túy: 3 điều; Chương Các tội phạm về chức vụ: 3 điều; Chương Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng: 2 điều; Chương Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: 3 điều; Chương Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh: 3 điều. Việc BLHS hiện hành còn quy định hình phạt tử hình là xuất phát từ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta đòi hỏi phải có loại hình phạt này để trừng trị những kẻ phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng nêu trên.

4. Trong 10 năm (1993 - 2002) áp dụng BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999, Tòa án các cấp đã xử phạt tử hình gần 1.500 bị cáo về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tuyệt đại đa số các bản án tử hình là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nghiêm minh, góp duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, phục vụ các yêu cầu chính trị, có tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm. Điều đó cho thấy sự cần thiết phải quy định và áp dụng hình phạt tử hình trong đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

5. Trong số 29 điều luật của BLHS năm 1999 quy định tội danh có hình phạt cao nhất là tử hình có một nửa số điều luật được Tòa án các cấp áp dụng trong thực tiễn để quyết định hình phạt tử hình đối với bị cáo. Các tội phạm có số người bị xử phạt tử hình nhiều là: giết người; hiếp dâm; hiếp dâm trẻ em; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; cướp tài sản; tham ô tài sản; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Trong đó, số người bị xử phạt tử hình về tội giết người và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy chiếm khoảng 90% tổng số người bị xử phạt tử hình. Đây là hai loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, có tính phổ biến trong xã hội ta hiện nay. Như vậy, để có thể hạn chế số người bị xử phạt tử hình phải tập trung chủ yếu đấu tranh phòng, chống hai loại tội phạm này.

6. Trong 2 năm gần đây, số người bị xử phạt tử hình về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy giảm đi rõ rệt do Tòa án các cấp áp dụng Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Hệ quả là tổng số người bị xử phạt tử hình cũng giảm theo, đáp ứng được đường lối xử lý và chính sách hình sự của Nhà nước ta cần thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, số người bị xử phạt tử hình về tội giết người hầu như không giảm.

7. Trải qua 10 năm áp dụng hai BLHS, có cơ sở lý luận và thực tiễn để giảm hình phạt cao nhất là tử hình xuống tù chung thân đối với các tội phạm sau: Tội buôn lậu (Điều 153); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194); Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); Tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231).

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 115 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)