SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)

thÈm xö ph¹t tö h×nh vÒ téi giÕt ng-êi, téi tµng tr÷, vËn chuyÓn, mua

3.1SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH

Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu đang thu hút sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó toàn cầu hóa kinh tế là trọng tâm. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các quốc gia mở rộng thị trường, tìm hiểu cơ hội kinh doanh, kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trong nước và bên ngoài để phát triển kinh tế. Các mối quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... Đối với nước ta, tiến trình hội nhập quốc tế trong thời gian tới được nâng lên một bước mới, gắn liền việc thực hiện các cam kết quốc tế, đòi hỏi chúng ta phải ra sức nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh và khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế, tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.

Về hình phạt tử hình, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới là bãi bỏ hình phạt tử hình. Những quốc gia còn duy trì hình phạt tử hình, thì theo xu hướng nhân đạo hóa hình phạt, phạm vi và đối tượng áp dụng hình phạt tử hình cũng dần dần được thu hẹp. Tuy vậy, việc duy trì hay bãi bỏ hình phạt đặc biệt này thuộc chủ quyền quốc gia và xuất phát từ điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia. Khi nào hình phạt tử hình còn phát huy tác dụng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm thì việc duy trì hình phạt này vẫn là cần thiết.

Ở nước ta, tử hình là một hình phạt có lịch sử lâu đời, mang tính truyền thống và được đông đảo nhân dân ủng hộ. Các quy định về hình phạt tử hình

luôn được các Nhà nước qua từng thời kỳ kế thừa và hoàn thiện như là công cụ để bảo vệ các quan hệ xã hội có tầm quan trọng đặc biệt.

Từ năm 1945 đến nay, hình phạt tử hình liên tục được quy định trong pháp luật hình sự và được áp dụng trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp. Cùng với các hình phạt khác, hình phạt tử hình đã phát huy tác dụng trấn áp bọn phản cách mạng, trừng trị những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; góp phần giữ vững ổn định về chính trị, tạo điều kiện cho kinh tế đất nước phát triển; đáp ứng được đòi hỏi của dư luận xã hội; động viên nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

BLHS năm 1985 có 44 điều luật quy định tội danh mà người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tử hình, BLHS năm 1999 giảm xuống còn 29 điều. Tuy nhiên, trong 10 năm từ 1993 đến 2002 chỉ có 1/3 (so với BLHS năm 1985) đến 1/2 (so với BLHS năm 1999) số điều luật này được áp dụng trong thực tế xét xử của Tòa án các cấp. Mặt khác, số người bị xử phạt tử hình tập trung chủ yếu vào một số loại tội như: giết người; tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy; hiếp dâm; hiếp dâm trẻ em; cướp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tham ô tài sản. Các tội phạm khác như: chế tạo, tàng trữ, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 95 BLHS năm 1985); trộm cắp tài sản XHCN (Điều 132 BLHS năm 1985); buôn lậu; buôn bán hàng giả; làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia có rất ít bị cáo bị xử phạt tử hình (xem Bảng 2.6). Như vậy, đối với những điều luật quy định hình phạt tử hình nhưng loại tội phạm đó không hoặc ít xảy ra trong thực tế, hoặc hành vi của người phạm tội không nghiêm trọng đến mức phải áp dụng phạt tử hình và đối với những điều luật “hiếm khi” được áp dụng để xử phạt tử hình người phạm tội thì việc quy định hình phạt tử hình đối với những tội danh này có

cần thiết hay không, đang là vấn đề cần được khoa học luật hình sự nghiên cứu giải quyết.

Mặt khác, trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, việc nước ta có nhiều người bị tử hình sẽ gây những ảnh hưởng không thuận lợi cho các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, thậm chí là cái cớ để các thế lực thù địch đưa ra những tuyên bố xuyên tạc về nhân quyền ở Việt Nam. Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới cũng đã đặt ra yêu cầu “nghiên cứu hạn chế án tử hình trong BLHS”. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình là vấn đề mang tính cấp thiết hiện nay.

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 101)