SỰ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tử hình là một trong những hình phạt lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Xu hướng chung của các nước trên thế giới là thu hẹp dần loại hình phạt này. Tính đến năm 1997 đã có 96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
bãi bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự và trong thực tiễn. Cụ thể: 57 quốc gia và vùng lãnh thổ bãi bỏ hình phạt tử hình đối với tất cả các loại tội phạm. 15 quốc gia bãi bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phạm thông thường, nhưng vẫn duy trì hình phạt tử hình đối với một số tội phạm ngoại lệ, chẳng hạn như tội phạm chiến tranh. 24 quốc gia được xem là bãi bỏ hình phạt tử hình trong thực tế, tức là có quy định hình phạt tử hình trong luật hình sự nhưng không áp dụng trên thực tế trong 10 năm gần đây. 83 quốc gia khác vẫn duy trì hình phạt tử hình [64, tr. 16].
Hầu hết các nước còn duy trì hình phạt tử hình thuộc châu Á, châu Mỹ và châu Phi. Trong khu vực ASEAN, trừ Cambodia và Brunei đã bãi bỏ hình phạt tử hình, các nước còn lại vẫn duy trì hình phạt này.
Trong BLHS của Liên bang Nga (có hiệu lực từ 01-3-1996), hình phạt tử hình được quy định tại Điều 60: “1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ có thể áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm tính mạng.
2. Tử hình không áp dụng đối với phụ nữ, cũng như những người phạm tội chưa đủ 18 tuổi, nam giới trên 65 tuổi” [3, tr. 65].
Theo Bộ luật này, hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với 3 tội danh là giết người (Điều 106), hành vi khủng bố (Điều 273) và diệt chủng (Điều 349). Như vậy, hình phạt tử hình có phạm vi và đối tượng áp dụng rất hạn chế.
BLHS của Vương quốc Nhật Bản quy định hình phạt tử hình tại Điều 11: “1. Hình phạt tử hình được thi hành bằng cách treo cổ người bị kết án tại nhà tù;
2. Người bị kết án tử hình được giam giữ ở nhà tù cho đến khi hình phạt được thi hành” [2, tr. 5-6].
Trong BLHS này, có 13 điều luật quy định hình phạt tử hình, chiếm khoảng 4% số điều luật quy định tội danh. Các điều luật quy định hình phạt tử hình chủ yếu là các điều luật quy định về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tính mạng và tài sản.
Vương quốc Anh là một trong số ít các quốc gia thuộc châu Âu còn duy trì hình phạt tử hình. Hiện nay, hình phạt đặc biệt này được quy định áp dụng đối với bốn trường hợp: cố ý giết người, phản bội nguyên thủ quốc gia hoặc phản bội Tổ quốc, cướp biển và đốt tàu, cảng biển của Hoàng gia (của Nhà nước). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với tội cố ý giết người.
Theo Đạo luật năm 1933 về trẻ em và người vị thành niên, hình phạt tử hình không được áp dụng đối với người phạm tội dưới 18 tuổi. Trước khi ban hành Đạo luật năm 1931, nếu người bị kết án tử hình là nữ khiếu nại mình đang có thai, thì phải thành lập ngay Hội đồng gồm 12 thẩm phán nữ. Trường hợp Hội đồng kết luận người đó có thai (trong dạ con có thai nhi chuyển động), thì được hoãn thi hành hình phạt tử hình cho đến khi họ sinh con hoặc không còn mang thai nữa vì những lý do tự nhiên. Còn theo Đạo luật năm 1931, sau khi buộc tội, bồi thẩm đoàn phải giải quyết tình trạng thai nghén của bị cáo nữ. Nếu họ được xác định là đang mang thai, thì hình phạt cao nhất có thể áp dụng là tù chung thân.
Trong BLHS của nước CHDCND Lào, hình phạt tử hình được quy định tại Điều 30:
Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong BLHS tại Phần các tội phạm.
Cấm áp dụng hình phạt tử hình đối với những người dưới 18 tuổi và phụ nữ có thai khi phạm tội” [51, tr. 10].
Phần các tội phạm của Bộ luật này quy định hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với các tội: tội phản bội Tổ quốc, tội phản nghịch, tội gián điệp, tội khủng bố, tội phá hoại, tội hủy hoại các công trình của Nhà nước hoặc tập thể, tội bạo loạn, tấn công trại giam, trại cải tạo, tội giết người, tội cướp tài sản của Nhà nước hoặc sở hữu của tập thể, tội hiếp dâm. Các điều luật có quy định hình phạt tử hình chiếm khoảng 8% tổng số điều luật quy định tội danh.
Trong BLHS năm 1979 của nước CHND Trung Hoa, hình phạt tử hình được quy định từ Điều 43 đến Điều 47. Điều 43 của Bộ luật này quy định:
Tử hình chỉ được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu chưa cần thiết phải thi hành án ngay đối với những người bị phạt tử hình, thì đồng thời với việc tuyên án tử hình, có thể tuyên bố hoãn tử hình sau 2 năm và buộc phải cải tạo lao động để theo dõi thái độ của họ trong thời gian đó.
Ngoài việc TANDTC tuyên án, các bản án tử hình phải được TANDTC phê chuẩn. TAND cấp trên có thể tuyên hoặc phê chuẩn bản án tử hình được hoãn thi hành [17, tr. 18].
BLHS năm 1997 của CHND Trung Hoa có 66 tội danh có thể bị áp dụng hình phạt tử hình, trong đó có các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội tham nhũng, giết người, cướp ngân hàng, khủng bố... So với BLHS năm 1979, số tội danh có thể bị áp dụng hình phạt tử hình giảm được 7 tội.
Điểm độc đáo của BLHS nước CHND Trung Hoa là quy định thời hạn hoãn thi hành hình phạt tử hình. Theo Điều 50 Bộ luật hiện hành của nước này: “Trong thời hạn 2 năm hoãn thi hành án tử hình, nếu người bị kết án
không phạm tội do cố ý, thì khi đủ 2 năm sẽ được giảm xuống tù chung thân; nếu như người bị kết án có biểu hiện hối cải lập công thì sau 2 năm hình phạt tử hình có thể được thay bằng tù có thời hạn 20 năm” [62].
Chương 2