Sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107)

thÈm xö ph¹t tö h×nh vÒ téi giÕt ng-êi, téi tµng tr÷, vËn chuyÓn, mua

3.3.1.Sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình

hình phạt tử hình

Nghiên cứu lịch sử áp dụng hình phạt tử hình ở nước ta và các nước trên thế giới, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:

Thứ nhất, về đối tượng áp dụng hình phạt tử hình.

Theo chúng tôi, pháp luật hình sự nước ta nên được sửa đổi theo hướng không áp dụng hình phạt tử hình đối với một số đối tượng sau đây:

- Người phạm tội là nam giới từ 70 tuổi, nữ giới 65 tuổi trở lên.

- Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, HIV giai đoạn cuối... Bởi lẽ, cuộc sống của những người này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn nữa nên không cần thiết phải áp dụng hình phạt tử hình đối với họ.

Quy định này được đưa ra trên cơ sở kế thừa chính sách nhân đạo trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội từ 70, 80, 90 tuổi trở lên và người bị phế tật, người bị ác tật đã được quy định tại Điều 16 Quốc triều hình luật [31, tr. 38-39]. Còn theo BLHS Liên bang Nga, tử hình không áp dụng đối với nam giới trên 65 tuổi và phụ nữ ở mọi độ tuổi.

- Người phạm tội chưa đạt: Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội (Điều 18 BLHS năm 1999). So với tội phạm hoàn thành, phạm tội chưa đạt có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn, do đó về nguyên tắc mức độ trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội chưa đạt phải thấp hơn tội phạm hoàn thành. Việc Điều 52 BLHS năm 1999 quy định người phạm tội chưa đạt có thể bị áp dụng hình phạt tử hình trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng là quá nghiêm khắc. Mặt khác, thực tế xét xử trong 10 năm qua cho thấy Tòa án các cấp chưa áp dụng hình phạt tử hình đối với

trường hợp phạm tội chưa đạt. Theo chúng tôi, đối với hành vi phạm tội chưa đạt nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì chỉ áp dụng hình phạt cao nhất là tù 20 năm, tù chung thân là phù hợp với mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện.

Thứ hai, về khung hình phạt có hình phạt tử hình

Để tạo tiền đề cho việc cá thể hóa trách nhiệm hình sự trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án các cấp, kiến nghị nhà làm luật cần tiếp tục thực hiện phân hóa trách nhiệm hình sự sâu hơn đối với các điều luật quy định hình phạt tử hình trong BLHS năm 1999 bằng cách thu hẹp khoảng cách giữa mức thấp nhất và mức cao nhất của các khung hình phạt quy định hình phạt tử hình. Trong số 30 khung hình phạt có quy định hình phạt tử hình của BLHS hiện hành thì có 56,67% (17/30) số khung hình phạt có mức thấp nhất của khung là hình phạt 10 - 12 năm tù. Đối với các khung hình phạt này cần nâng mức thấp nhất lên 15 năm tù.

Thứ ba, về việc giảm số điều luật có quy định hình phạt tử hình.

Trên cở sở thực tiễn áp dụng BLHS năm 1985 và BLHS năm 1999 trong 10 năm qua, chúng tôi đưa ra hai phương án kiến nghị hạn chế số điều luật quy định hình phạt tử hình như sau:

Phương án thứ nhất: Giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội phạm

thuộc chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội sản xuất trái phép chất ma túy; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và các tội phạm đã có người bị xử phạt tử hình. Các tội phạm khác có quy định hình phạt tử hình nhưng không áp dụng trong thực tiễn thì giảm hình phạt cao nhất xuống tù chung thân. Theo phương án này, có 3 tội phạm được bỏ hình phạt tử hình là:

tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 221).

Phương án thứ hai: Giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội phạm

thuộc chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; các tội phạm về tham nhũng; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh và các tội phạm có nhiều người bị xử phạt tử hình (trên 10 người trong 10 năm từ 1993 đến 2002). Các tội phạm khác có quy định hình phạt tử hình nhưng hầu như không áp dụng trong thực tiễn hoặc có rất ít người bị xử phạt tử hình thì giảm hình phạt cao nhất xuống tù chung thân. Theo phương án này, có 6 tội phạm được bỏ hình phạt tử hình là: tội buôn lậu (Điều 153); tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả (Điều 180); tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 197); tội phá hủy công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 231).

Trong giai đoạn hiện nay, việc giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh là cần thiết. Bởi lẽ, 10 năm qua chúng ta thi hành hai BLHS trong điều kiện đất nước có hòa bình nên hầu như không có “môi trường” cho các tội phạm này nảy sinh. Tuy nhiên, các thế lực thù địch vẫn không ngừng chống phá Nhà nước ta về mọi mặt với mục đích xóa bỏ chế độ XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Trong những năm gần đây, tình hình thế giới có những chuyển biến không thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đó là sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố ở phạm vi

toàn cầu và việc Mỹ, Anh đơn phương can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia có chủ quyền. Đảng ta đã khẳng định “tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt” [8, tr. 40]. Việc quy định hình phạt tử hình đối với các tội phạm trên sẽ có tác dụng răn đe những người có ý định thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy, tuy không có bị cáo nào bị xử phạt tử hình trong thời gian qua nhưng đây là một tội đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện ở hậu quả có thể xảy ra về người, tài sản, về kinh doanh cho ngành hàng không, hàng hải.

Trong số các tội phạm về tham nhũng, ngoại trừ tội tham ô tài sản, có rất ít bị cáo bị xử phạt tử hình về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ. Một mặt, bởi đây là loại tội phạm có tỷ lệ ẩn rất cao, thường chỉ bị phát hiện khi khám phá những tội phạm khác như buôn lậu, tham ô tài sản. Mặt khác, theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2001/NQ-HĐTP ngày 15-3-2001 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì giá trị của hối lộ thấp nhất là 800 triệu đồng, cao nhất là 2 tỷ đồng trở lên, người phạm tội mới bị xử phạt tử hình. Quy định này đã hạn chế số người bị xử phạt tử hình về tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và việc quy định hình phạt tử hình có ý nghĩa răn đe là chủ yếu. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, việc duy trì hình phạt tử hình đối với các tội phạm này là hết sức cần thiết, khẳng định quyết tâm của Đảng ta “tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị” [8, tr. 135]; động viên nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống các tội phạm về tham nhũng.

Đối với tội buôn lậu, nguyên nhân khách quan và chủ quan cho tội buôn lậu tồn tại và phát triển là: về khách quan do Nhà nước thu thuế nhập

khẩu cao làm cho giá cả hàng hóa nhập vào nước ta cao hơn nhiều so với giá cả tại nước xuất khẩu; về chủ quan do những sơ hở, yếu kém, tiêu cực trong công tác chống buôn lậu của các cơ quan quản lý nhà nước có chức năng (Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát...). Thực tế những vụ án buôn lậu quy mô lớn được đề cập đến trong chương 2 của Luận văn đã chứng minh điều đó. Trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia vào khối mậu dịch tự do ASEAN và trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự chênh lệch về giá cả hàng hóa ở nước ngoài và ở trong nước không đáng kể do thuế suất thuế nhập khẩu rất thấp, nên người phạm tội buôn lậu sẽ chỉ tập trung vào một số hàng cấm như vũ khí, ma túy... Do đó, việc duy trì hình phạt tử hình đối với tội buôn lậu là không cần thiết.

Thứ tư, các cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn về việc áp dụng

những quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình.

Nhằm bảo đảm nguyên tắc mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc pháp chế XHCN, tạo cơ sở pháp lý cho Tòa án các cấp áp dụng thống nhất hình phạt tử hình, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành 21 điều luật quy định hình phạt tử hình còn lại và những điều luật đã được hướng dẫn nhưng chưa đầy đủ theo hướng quy định trong trường hợp nào thì xử phạt tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình. Trước mắt, có thể tập trung hướng dẫn đối với các điều luật quy định hình phạt tử hình đã được áp dụng trong thực tế xét xử và các tình tiết định khung tăng nặng sau đây:

- Tình tiết “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 133.

- Các tình tiết “Vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên”, “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 4 Điều 153.

- Tình tiết “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 4 Điều 157, khoản 2 Điều 231.

- Tình tiết “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” quy định tại khoản 3 Điều 221, khoản 4 Điều 278, khoản 4 Điều 279, khoản 4 Điều 289. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tội giết người, một tội phạm có tính phổ hiện nay, nhưng việc áp dụng điều luật này ở các Tòa án khác nhau còn chưa thống nhất, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn và làm rõ khái niệm các tình tiết định khung quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS:

- Trường hợp giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người, nếu hậu quả chết nhiều người đã xảy ra thì áp dụng tình tiết giết nhiều người hay bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

- Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác: giữa tội giết người và tội phạm khác phải tồn tại mối quan hệ nhân quả, tội phạm khác là động cơ của tội giết người. Chẳng hạn, để thực hiện hành vi cướp tài sản, người phạm tội đã giết người đang quản lý tài sản đó, hoặc để có thể thực hiện hành vi hiếp dâm, người phạm tội đã giết chết nạn nhân rồi mới hiếp dâm; hoặc để che giấu tội hiếp dâm, người phạm tội giết nạn nhân sau khi đã hiếp dâm.

- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: giữa tội giết người và tội phạm thực hiện liền trước đó hoặc ngay sau đó chỉ tồn tại mối quan hệ về thời gian, không gian. Chẳng hạn, để trả thù, bị cáo đã giết nạn nhân, sau khi nạn nhân chết bị cáo mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản hoặc hiếp dâm nạn nhân.

- Giết người có tính chất côn đồ: tình tiết này hiện được hiểu theo hai cách: Thứ nhất, là hành vi giết người vì những mâu thuẫn, duyên cớ rất nhỏ nhặt, nếu là người bình thường sẽ lựa chọn cách xử sự khác, nhưng với bản chất coi thường pháp luật, tính mạng, sức khoẻ của con người, bị cáo đã tước

đoạt tính mạng của nạn nhân. Thứ hai, người phạm tội đâm, chém nhiều nhát vào cơ thể nạn nhân ngay cả khi họ đã chết, nhưng chưa đến mức thoả mãn tình tiết thực hiện tội giết người một cách man rợ. Nếu hiểu theo cách thứ hai, cần phân biệt với các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS năm 1999: cố tình thực hiện tội phạm đến cùng, dùng thủ đoạn tàn ác để phạm tội, có hành động hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

Thứ năm, về việc quyết định hình phạt tử hình đối với người phạm tội

sản xuất trái phép chất ma túy, tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy:

Phương án thứ nhất, Tòa án các cấp cần tuân thủ triệt để hướng dẫn tại

Nghị quyết số 01/2001/NQ-NĐTP về số lượng chất ma túy làm căn cứ để quyết định hình phạt tử hình nhằm bảo đảm sự bình đẳng giữa người phạm tội đơn lẻ và người phạm tội trong vụ án ma túy có nhiều bị cáo.

Phương án thứ hai, kiến nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC sửa Nghị

quyết số 01/2001/NQ-NĐTP theo hướng nâng mức tối thiểu số lượng hêrôin, côcain làm căn cứ để quyết định hình phạt tử hình từ 600gam lên 1kg như đã được hướng dẫn tại Thông tư liên ngành số 09/TTLN ngày 10-10-1996 của TANDTC, VKSNDTC, Bộ Nội vụ hướng dẫn áp dụng Điều 96a và Điều 203 BLHS [42, tr. 178-183].

Một phần của tài liệu Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam (Trang 107)