Nam từ khi cách mạng Tháng Tám thành công cho đến khi trƣớc khi BLHS năm 1985 ra đời
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân non trẻ phải đối mặt với những khó khăn chồng chất, nhân dân ta phải thực hiện ba nhiệm vụ lớn là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm, trong đó “Đảng ta xác định giữ vững chính quyền là nhiệm vụ hàng đầu” [30, tr. 468].
Ngày 5-9-1945, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 6-SL: “Cấm nhân dân Việt Nam không được đăng lính, bán thực phẩm, dẫn đường, liên lạc, làm tay sai cho Pháp; kẻ nào trái lệnh sẽ bị đưa ra Tòa án quân sự nghiêm trị” [11, tr. 138].
Ngày 14-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 21/SL quy định đưa ra Tòa án quân sự xét xử “tất cả những người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa” với hình phạt cao nhất có thể bị áp dụng là tử hình [11, tr. 139].
Nhằm trừng trị bọn phạm tội bắt cóc, tống tiền, ám sát để chống phá cách mạng, Nhà nước ta đã ban hành Sắc lệnh số 27-SL ngày 28-2-1946 quy định: “Những người phạm tội bắt cóc, tống tiền và ám sát sẽ bị phạt từ 2 năm đến 10 năm tù và có thể bị xử tử” [4, tr. 79].
Hình phạt tử hình còn được quy định đối với các loại tội phạm xâm phạm đến các quan hệ xã hội quan trọng khác mà Nhà nước ta quan tâm bảo vệ, nhất là an ninh quốc gia. Điều 6 Sắc lệnh số 151/SL ngày 12-4- 1953 quy định:
Địa chủ nào phạm một trong những tội sau đây:
1) Cấu kết với đế quốc, ngụy quyền, gián điệp thành lập hay cầm đầu những tổ chức, những đảng phái phản động để chống Chính phủ, phá hoại kháng chiến làm hại nhân dân, giết hại nông dân, cán bộ và nhân viên... thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc bị xử tử hình [4, tr. 99].
Năm 1964, thực hiện âm mưu xâm lược, phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ đã tăng cường các hoạt động tình báo, gián điệp, chiến tranh tâm lý. Trước những yêu cầu của tình hình mới, ngày 30-10-1967, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng. Trong Pháp lệnh này, một loạt tội phạm như tội phản quốc, tội âm mưu lật đổ chính quyền dân chủ nhân dân, tội gián điệp, tội xâm phạm an ninh lãnh thổ, tội bạo loạn, tội hoạt động phỉ, tội phá hoại... đều có quy định hình phạt tử hình.
“Từ khi đế quốc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại ở miền Bắc nước ta, công tác tổ chức quản lý kinh tế có phần bị buông lỏng... Việc trừng trị những hành động xâm phạm tài sản XHCN cũng thiếu nghiêm minh và kịp thời” [43,
tr. 214]. Trước tình hình đó, ngày 21-10-1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN. Pháp lệnh đã quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình đối với 5 tội phạm là: tội cướp tài sản XHCN, tội cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản XHCN, tội trộm cắp tài sản XHCN, tội tham ô tài sản XHCN và tội lừa đảo để chiếm đoạt tài sản XHCN.
Cũng trong ngày 21-10-1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản của công dân. Trong Pháp lệnh này, tội cướp tài sản riêng của công dân có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình.
Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà được thống nhất, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Ngày 27-5-1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Quyết định số 29/QĐ/76 về việc trừng trị các tên tư sản mại bản phạm tội lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ, phá rối thị trường, trong đó hình phạt tử hình được quy định áp dụng đối với những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng và án tử hình được trình lên Chủ tịch Hội đồng cố vấn để xét duyệt trước khi thi hành.
Trong thời gian từ năm 1978 đến những năm 1980, 1981, tình hình đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép diễn biến phức tạp, gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch nhà nước và đời sống của nhân dân [46, tr. 126]. Nhằm đáp yêu cầu đấu tranh chống các loại tội phạm này, ngày 30-6-1982, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép. Điều 8 Pháp lệnh quy định: “Người nào phạm các tội quy định ở các Điều 2, 3, 4, 5, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định ở khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này, thì có thể bị tử hình”.