I. Đánh giá việc lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến
Sau khi giành Chính quyền năm 1945, Đảng ta đã lãnh đạo xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất nƣớc nhà ở miền Nam. Có thể nói rằng hoàn cảnh lịch sử đã có ảnh hƣởng sâu sắc, chi phối đến nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc nói chung và Quốc hội nói riêng.
Sau khi tuyên bố độc lập và tƣởng chừng thoát khỏi chiến tranh, thì từ năm 1945 - 1975 đất nƣớc lần lƣợt rơi vào các cuộc chiến tranh với các đế quốc hùng mạnh. Vì thế đánh giá tổng quát thời kỳ này sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu là lãnh đạo chiến tranh bảo vệ tổ quốc và độc lập dân tộc.
Chính vì vậy phƣơng thức lãnh đạo của Đảng mang tính tập trung, toàn diện , tuyệt đối và trực tiếp.
Vì Đảng trực tiếp lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh, nên trong giai đoạn này vai trò của Đảng đƣợc đề cao một cách tuyệt đối, vai trò của các cơ quan Nhà nƣớc mờ nhạt hơn, các bộ các ngành cho dù mới đƣợc "khai sinh và đặt tên" chứ chƣa thực sự thực hiện hết quyền hạn, nhiệm vụ của mình. Có tình trạng lẫn lộn chức năng của Đảng và chức năng của Nhà nƣớc, tổ chức Đảng bao biện, làm thay công tác của cơ quan Nhà nƣớc, từ đó làm giảm quyền lực và hiệu lực của các cơ quan Nhà nƣớc. Phƣơng thức lãnh đạo nhƣ này thực chất không phát huy đƣợc tính chủ động cũng nhƣ sáng tạo của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị và suy cho cùng chƣa đạt hiệu quả cao trong cả nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Chính vì thế, trong các nghị quyết của Đảng ở thời kỳ này đã phê phán tình trạng các tổ chức Đảng bao biện, làm thay công việc của Nhà nƣớc.
Ngƣời sáng lập và lãnh đạo Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ phải sửa đổi lề lối làm việc và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Nhƣng đồng thời cũng cũng phải thấy đây là một hạn chế khách quan do điều kiện chiến tranh và là đặc thù của cách mạng Việt Nam. Các đồng chí là cán bộ lãnh đạo các cơ quan Đảng hay cơ quan Nhà nƣớc cũng chủ yếu là lãnh đạo quân sự, vả chăng thời kỳ này cán bộ nhìn chung cũng chƣa có điều kiện tiếp cận với khoa học quản lý.
Trong văn kiện đại hội III của Đảng có ghi " phải không ngừng tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng với Nhà nƣớc " nhƣng khái niệm lãnh đạo thời kỳ này có thể có cách hiểu khác với bây giờ, về chủ quan ngƣời viết cho rằng khái niệm lãnh đạo thời kỳ này nhiều khi đƣợc hiểu bao hàm cả quản lý nữa.
Cho đến hội nghị lần thứ 23 khoá III năm 1974 Đảng đã xác định lại " Xây dựng Đảng phải gắn liền với xây dựng chính quyền Nhà nước ... Nhà nước ngày càng mạnh , hoạt động có hiệu lực là điều kiện đầu tiên đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ do Đảng đề ra, là một biện pháp cơ bản để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội ".
Nhƣ chúng ta đã biết ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945 là ngày Quốc khánh thì ngay trong ngày mồng 3 tháng 9, Hồ Chủ tịch với tƣ cách là Chủ tịch Chính phủ lâm thời đã đề nghị với Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu 1
. Sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ có vai trò quyết định trong việc thành lập ra Quốc hội đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà.
Trên cơ sở đề nghị của Hồ Chủ tịch, ngày 1.6.1946 tất cả công dân Việt Nam không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, chính kiến, từ 18 tuổi trở lên đã tham gia cuộc tổng tuyển cử, bầu ra các đại biểu Quốc hội khoá I.
Cho dù quốc hội khoá I vốn là Quốc hội lập hiến 2, nhƣng đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là xây dựng đƣợc bản Hiến pháp đầu tiên của nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà (Hiến pháp 1946), quyết định đƣợc nhiều vấn đề trọng đại thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhƣ, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ƣớc Chính phủ ký kết với nƣớc ngoài. ..