việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Chẳng hạn lấy ví dụ điển hình về lĩnh vực công nghệ thì Chính phủ xây dựng mạng diện rộng trƣớc Đảng khá lâu, Quốc hội xây dựng mạng cục bộ có trang thông tin (Website) sau đó Đảng mới đề cập vấn đề này. Nhƣ vậy vô hình chung Đảng có phần lạc hậu về công cụ vật chất hơn so với Chính phủ và Quốc hội. Do đó Đảng cũng nên xem xét đổi mới các quy trình và chuẩn hoá phát triển các công cụ và vật chất của Đảng cùng với Chính phủ, Quốc hội thì mới có điều kiện đóng vai trò là trung tâm của hệ thống chính trị, điều đó sẽ đảm bảo cho sự đổi mới phƣơng thức lãnh đạo một cách phù hợp.
Với những lý do và điều kiện thực tiễn nêu trên nên việc Đảng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo đối với Quốc hội là một tất yếu đặt ra cả về lý luận và thực tiễn.
II. Các quan điểm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. với Quốc hội.
- Đảng phải tự xác định dứt khoát đổi mới về phƣơng thức lãnh đạo của mình, Đảng đi tiên phong trong đổi mới, đổi mới có nguyên tắc, có những bƣớc đi thích hợp, phù hợp với từng loại công việc, từng cơ quan trong bộ máy Nhà nƣớc để có các phƣơng thức lãnh đạo tƣơng ứng.
Không chỉ nói riêng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, mà phải đặt trƣớc hết trong tổng thể đổi mới về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nói chung. Trong cả hệ thống chính trị mặc dù Quốc hội có vị trí rất quan trọng nhƣng Đảng phải tự xác lập đƣợc phƣơng thức lãnh đạo chung của mình trong từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc. Trên cơ sở đó sẽ vận dụng sáng tạo để lãnh đạo Quốc hội. Phần trên đã nêu ra những lý do và hạn chế, nếu Đảng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo kịp thời thì Đảng sẽ tự tăng cƣờng sự lãnh đạo của mình và thực sự lãnh đạo có hiệu lực và hiệu quả. Hiện nay chúng ta đang đứng trƣớc xu thế hội nhập mạnh mẽ, chúng ta đã ra nhập ASEAN, đã ký hiệp định thƣơng mại Việt - Mỹ và hƣớng tới vào WTO, do vậy nhiều chuyển biến lớn đã và sắp diễn ra đòi hỏi Quốc hội phải có một năng lực nhất định mới hoàn thành, nhƣ vậy cũng đòi hỏi Đảng dứt khoát phải đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của mình. Coi đây là một bƣớc chuyển đổi không thể không làm. Không những thế mà Đảng là lực lƣợng lãnh đạo duy nhất xã hội nên chăng ngoài việc Đảng tự chỉnh đốn, tự hoàn thiện thì Đảng phải đi tiên phong trong đổi mới nói chung. Đảng phải là ngƣời mở đƣờng về đổi mới để hệ thống chính trị có đầu tầu kéo các cơ quan tổ chức khác đổi mới đồng bộ.
- Đảng ta là Đảng cầm quyền, là Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội.
Khi đặt vấn đề đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ Đảng không chỉ lãnh đạo Quốc hội, mà còn lãnh đạo cả bộ máy Nhà nƣớc và xã hội. Vì vậy những gì Đảng lãnh đạo Quốc hội hay dùng phƣơng thức gì để thực hiện sự lãnh đạo đó không thể tách rời nguyên tắc chung này. Có thể có những nội
dung đặc thù của Quốc hội, nhƣng phải thấy việc Đảng lãnh đạo Quốc hội không chỉ tác động đến một đối tƣợng là Quốc hội mà còn tác động gián tiếp đến Nhà nƣớc, đến Chính phủ, đến xã hội. Đảng không tự đặt ra những nội dung và dùng phƣơng thức lãnh đạo Quốc hội mà không xem xét đến tính tổng thể của vấn đề.
Đảng là lực lƣợng lãnh đạo duy nhất, nên quyết không thể có những phƣơng thức hay nội dung lãnh đạo mà thông qua đó có thể chia sẻ quyền lực lãnh đạo của mình cho lực lƣợng khác đƣợc. Trong tình thế này Đảng không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Mặc dù hoạt động của Quốc hội dễ dẫn đến hình thành các phe phái, các nhóm để liên kết ủng hộ hay không ủng hộ vấn đề này vấn đề kia. Song sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội là nhất quán, có nguyên tắc, không thể có những lập lờ, không rõ ràng trong cả nội dung và phƣơng thức lãnh đạo để giữ vững vai trò độc tôn của mình.
- Theo định nghĩa của điều lệ Đảng "Đảng là đội quân tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc " 1
.
Mặc dù Đảng là lãnh đạo, nhƣng Đảng không phải là những ngƣời siêu quyền lực, cho dù Đảng có đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo nhƣng không được xa rời bản chất giai cấp của Đảng.
Đảng lãnh đạo Quốc hội, mà Quốc hội do nhân dân bầu ra, các vị đại biểu Quốc hội là những đại diện ƣu tú của các tầng lớp nhân dân lao động bầu ra, có thể là Đảng viên hay không phải là Đảng viên, nhƣng đều là đại diện cho một số lợi ích của một bộ phận nhân dân. Đảng luôn luôn phải tôn trọng thực tế này và các biện pháp, chủ trƣơng lãnh đạo
phải nhằm phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân lao động. Đảng không chỉ vì lợi ích cục bộ của riêng Đảng mà quên đi vai trò của ngƣời có sứ mệnh đại diện cho dân tộc. Đảng không đứng trên nhân dân, Đảng không thể cửa quyền áp đặt sự lãnh đạo của mình với Quốc hội. Khi xác định nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội phải làm rõ phạm vi lãnh đạo, Đảng lãnh đạo vấn đề gì và đến mức độ nào.
- Đảng lãnh đạo Nhà nƣớc và xã hội là một nguyên tắc hiến định, song phải nhìn nhận biện chứng là Đảng cũng chỉ là một bộ phận trong hệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo chứ Đảng không chỉ đạo. Mặc dù Đảng giữ vị trí trung tâm của hệ thống chính trị, nhƣng Đảng không làm thay, không bao biện công việc của các cơ quan, tổ chức nói chung và Quốc hội nói riêng.
Đảng phải thực sự tôn trọng Quốc hội với tƣ cách là cơ quan dân cử, cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất. Cho dù trong lịch sử đã chứng minh vai trò lãnh đạo tối cao của Đảng trong kháng chiến và xây dựng chính quyền, cho dù nhân dân đã suy tôn sự lãnh đạo của Đảng. Nhƣng không có nghĩa cứ có công rồi, có sự suy tôn rồi thì Đảng muốn làm gì cũng đƣợc. Chúng ta phải nhìn nhận chính Quốc hội mới là cơ quan đƣợc uỷ nhiệm hoàn hảo và đầy đủ của nhân dân. Dân không bầu ra Đảng mà dân bầu ra Quốc hội. Nên khi Hiến pháp, pháp luật đã đƣợc Quốc hội thông qua thì Đảng cũng phải hoạt động tuân thủ tuyệt đối Hiến pháp và pháp luật. Đảng không đứng trên pháp luật hay đứng ngoài pháp luật. Đảng không nên chỉ đạo Quốc hội là phải ghi điều này điều kia vào trong luật chỉ vì vị thế của Đảng. Đảng không thể chỉ đạo trong các trình tự pháp lý thông qua luật ...
- Đảng đổi mới nội dung và phƣơng thức lãnh đạo đối với Quốc hội theo hƣớng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Quốc hội, Nhà nước và nhân dân.
Bất cứ Đảng cầm quyền nào cũng không muốn mất đi quyền lực lãnh đạo của mình hay rơi vào xu hƣớng mất quyền hay giảm quyền lực của mình. Những xu hƣớng này rất dễ xảy ra một khi chính trị không ổn định. Sự đổi mới hay đồng nghĩa với sự thay đổi. Nếu một sự thay đổi không đƣợc trù liệu, tính toán kỹ lƣỡng trƣớc sẽ nảy sinh xáo trộn có thể dẫn đến sự phân tán của Đảng hay hệ thống trị. Khi nội dung và phƣơng thức lãnh đạo thay đổi sẽ có những ngƣời ủng hộ và không ủng hộ. Cái chính chƣa hẳn là sự đồng thuận tất cả, mà cơ bản là nội dung và phƣơng thức lãnh đạo đƣợc thực thi và mang lại hiệu quả nhƣ thế nào.
Mà muốn nói gì thì nói Đảng lãnh đạo Quốc hội sao cho Quốc hội thực hiện tốt ba chức năng dẫn tới kinh tế xã hội phát triển, ngƣời dân phấn khởi hăng say và an tâm lao động, an tâm đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh doanh, ngƣời dân càng ngày càng dễ tiếp cận và tiếp cận cởi mở với Đảng với Nhà nƣớc, Quốc hội. Đồng thời Đảng và Nhà nƣớc vẫn giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa, duy trì quyền lực của mình.