Trang 47 và 48 Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ƣơng khoá

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 52)

I. Đánh giá việc lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.

1Trang 47 và 48 Nghị quyết Hội nghị lần thứ III Ban chấp hành Trung ƣơng khoá

hiện triệt để chủ trƣơng: riêng với hoạt động lập pháp Đảng lãnh đạo chủ yếu thông qua chủ trương, đường lối và nghị quyết của Đảng.

Khoảng 10 năm trở lại đây, một số đạo luật lớn và Hiến pháp 1992, sửa đổi Hiến pháp 1992 Đảng cũng đã ra nghị quyết để lãnh đạo định hƣớng việc xây dựng và ban hành của Quốc hội nhƣ:

Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VII đã xem xét và cho ý kiến chỉ đạo việc ban hành Hiến pháp năm 1992. Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ƣơng khoá VIII đã xem xét cho ý kiến về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992. Ngoài ra nhiều Hội nghị trong khoá VII, khoá VIII đã cho ý kiến vào các bộ luật lớn nhƣ Bộ luật dân sự, Luật đất đai …

Trong các Ban tham mƣu của Đảng có Ban Nội chính Trung ƣơng đƣợc giao nhiệm vụ chính là tham mƣu cho Trung ƣơng Đảng (gồm Ban chấp hành TW, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ) bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực xây dựng và bảo vệ pháp luật, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa . Cụ thể là nghiên cứu, đề xuất và theo dõi việc thể chế hoá các quan điểm, đƣờng lối, nghị quyết của Đảng thành pháp luật. Chuẩn bị giúp Bộ Chính trị cho ý kiến vào các dự án luật, dự án pháp lệnh. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào nội dung của các dự án luật, dự án pháp lệnh có liên quan đến Ban tham mƣu nào thì các Ban đó phải chuẩn bị giúp Bộ Chính trị cho ý kiến.

Bên cạnh sự lãnh đạo về lập pháp chủ yếu bằng phƣơng thức đề ra đƣờng lối, nghị quyết đúng đắn, Đảng cũng cần đổi mới lãnh đạo công tác lập pháp trên một số vấn đề cụ thể sau:

Đảng và Quốc hội đều thống nhất nhận thức là Đảng lãnh đạo về chủ trƣơng, định hƣớng hoạt động lập pháp, chứ không lãnh đạo đến

từng điều luật. Nhƣng trên thực tế hiện nay đa phần các dự án luật, dự án pháp lệnh đều phải báo cáo với Bộ Chính trị cho dù đã có định hƣớng qua các nghị quyết của Đảng. Làm nhƣ vậy liệu Đảng có lãnh đạo sâu quá về công tác lập pháp không? Một số dự án luật phải trình Bộ Chính trị đến mấy lần. Thiết nghĩ lập pháp là chức năng quan trọng và duy nhất thuộc về Quốc hội, do vậy bên cạnh việc Đảng không buông lỏng sự lãnh đạo của mình đối với Quốc hội, nhƣng Đảng nên chăng không thực hiện sự lãnh đạo của mình giống nhƣ một cơ quan chuyên môn cấp trên phê duyệt báo cáo và kế hoạch đối với cơ quan cấp dƣới. Đảng lãnh đạo Quốc hội không có nghĩa là Quốc hội là cấp dƣới trực tiếp của Đảng. Chức năng lãnh đạo của Đảng phải đƣợc thực hiện chủ yếu qua việc thông qua cơ sở chính trị của luật, thông qua mục đích và linh hồn của các đạo luật. Còn việc xây dựng từng điều, kết cấu của luật, kỹ thuật lập pháp nhƣ thế nào thuộc về chức năng nhiệm vụ của Quốc hội. Từ bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Liên Xô trong việc lãnh đạo Quốc hội đã thấy có hai xu hƣớng chính. Thứ nhất, có thời kỳ Đảng hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, phó thác cho Quốc hội cứ ban hành luật, còn Đảng lại dùng quyền lực và nghị quyết của mình vừa lãnh đạo vừa chỉ đạo, vừa quản lý. Rút cục dƣờng nhƣ nghị quyết của Đảng lại là quan trọng hơn pháp luật, Nhà nƣớc và công dân khi hoạt động lại dựa phần nhiều vào sự lãnh đạo của Đảng mà pháp luật không đƣợc đề cao, không đƣợc thực hiện triệt để. Thứ hai là, có thời kỳ Đảng lại lãnh đạo và can thiệp qúa sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội. Đảng xem xét từng điều luật, từng câu chữ . Nhƣ vậy Đảng đã làm thay Quốc hội, lúc đem ra Quốc hội đã vô tình biến các Nghị sỹ Quốc hội thành “Nghị gật”, vai trò của Quốc hội bị lu mờ, ngƣời dân ngày càng

thờ ơ với việc bầu cử của Quốc hội, vì cho rằng các việc đã an bài, bầu hay không bầu cũng chẳng quan trọng. Nhƣ vậy suy cho cùng lúc đó không phải ngƣời dân chỉ quay lƣng lại Quốc hội mà chính là quay lƣng lại với Đảng. Bài học rút ra là không thể dùng một trong hai cực đoan này để lãnh đạo Quốc hội đƣợc. “Cả hai khuynh hƣớng này – về thực chất – làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng không thể dùng một cực đoan này để khắc phục cƣc đoan kia ” 11

.

Về sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề hệ trọng của đất nƣớc. Cả về nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng rất khó đánh giá bởi lẽ thứ nhất để xác định đến mức độ nào là nguyên tắc là vấn đề không đơn giản, thứ hai là Quốc hội có chức năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Các vấn đề quan trọng có thể xác định đƣợc trƣớc, nhƣng cũng có thể phát sinh trong quá trình hoạt động đối nội và đối ngoại. Quốc hội lại không hoạt động thƣờng xuyên, liên tục đƣợc, chức năng này cũng không uỷ quyền lại cho Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội. Ngƣợc lại trong Đảng có Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ có trách nhiệm lãnh đạo các hoạt động thƣờng xuyên của Đảng giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành Trung ƣơng. Nhƣ vậy trong thực tế là Đảng có điều kiện để thực hiện chức năng cho ý kiến về nguyên tắc các vấn đề quan trọng của đất nƣớc. Qua nhiều quyết sách lớn về việc quyết định các vấn đề quan trọng chúng ta thấy dƣờng nhƣ Bộ Chính trị đã lấn lƣớt hoạt động này hơn cả.

Ví dụ nhƣ việc quyết định có ký Hiệp định Việt nam Hoa kỳ hay không, nội dung ký kết của các điều khoản nhƣ thế nào hoàn toàn là do

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 52)