Trang 19, Tổng kết phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, Tiểu ban tổng kết và xây dựng Đảng.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 55)

I. Đánh giá việc lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.

1. Trang 19, Tổng kết phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, Tiểu ban tổng kết và xây dựng Đảng.

Bộ Chính trị khoá VIII chỉ đạo và quyết định. Sau khi ký kết rồi mới trình Quốc hội thông qua mang tính thủ tục. Ngƣời viết cho rằng việc tƣơng tự nhƣ thế này cần phải đƣợc báo cáo với Quốc hội hoặc Bộ Chính trị có trách nhiệm thuyết trình trƣớc với Quốc hội, chứ không nên chỉ thông qua Quốc hội sau khi đã ký.

Trong việc thực hiện chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc mà Bộ Chính trị càng cho ý kiến sâu và chỉ đạo cụ thể bao nhiêu thì càng làm giảm vai trò của Quốc hội trong việc thực hiện chức năng Quốc hội quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nƣớc , những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nƣớc và hoạt động của công dân.

* Đánh giá phƣơng thức “Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng Đoàn Quốc hội ” trong hoạt động lập pháp .

Đảng đoàn của Quốc hội có trách nhiệm:

- Nghiên cứu để đề xuất trình Bộ Chính trị chƣơng trình xây dựng pháp luật hàng năm , nhiệm kỳ của Quốc hội.

- Bảo đảm cho đƣờng lối, chính sách, quan điểm của Đảng đƣợc thể chế hoá kịp thời và đúng đắn trong các luật và pháp lệnh.

- Truyền đạt, quán triệt cho Đảng viên tham gia tích cực vào hoạt động chuẩn bị và thông qua luật, pháp lệnh về những chủ trƣơng, quan điểm của Ban chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị. Tạo sự thống nhất cao trong quá trình thông qua dự luật, pháp lệnh phù hợp với ý Đảng , lòng dân.

- Trực tiếp chỉ đạo việc lấy ý kiến và thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, các tổ chức tham gia đóng góp vào các dự luật, pháp lệnh.

Đánh giá chung là phƣơng thức này đƣợc thực hiện có hiệu qủa, bảo đảm để nội dung Đảng lãnh đạo Quốc hội trong hoạt động lập pháp đƣợc giữ vững. Nhƣ phần trên đã nêu Đảng lãnh đạo Quốc hội không có nghĩa là Quốc hội là cơ quan cấp dƣới của Đảng. Nhƣng Đảng đoàn Quốc hội thực sự là một tổ chức Đảng chịu sự lãnh đạo, quản lý của Trung ƣơng Đảng, Bộ Chính trị. Do vậy việc lãnh đạo của Bộ Chính trị thông qua Đảng đoàn Quốc hội dễ nhận biết, thực hiện một cách chính xác hơn.

Trƣớc các kỳ họp Quốc hội, Đảng đoàn Quốc báo cáo với Bộ Chính trị về chƣơng trình, nội dung của các kỳ họp. Đảng đoàn Quốc hội báo cáo về dự kiến chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh hàng năm hoặc cả khoá. Trong quá trình chuẩn bị dự án luật, pháp lệnh Đảng đoàn Quốc hội báo cáo bằng văn bản các dự kiến và công tác chuẩn bị của Quốc hội. Tuỳ vào tính chất, nội dung mà Đảng đoàn Quốc hội báo cáo, có những vấn đề thì Bộ Chính trị cho ý kiến có những vấn đề Thƣờng trực Bộ Chính trị đề nghị báo cáo với Thƣờng vụ Bộ Chính trị, có những vấn đề Ban Bí thƣ hoặc Thƣờng trực Ban Bí thƣ cho ý kiến. Nguyên tắc này đƣợc cả Đảng và Quốc hội thực hiện nghiêm túc. Trong cả hai nhiệm kỳ khoá IX và khoá X của Quốc hội chƣa có dự thảo luật, pháp lệnh nào mà Đảng đoàn Quốc hội không xin ý kiến chỉ đạo của Đảng . Do vậy cũng chƣa có luật hay pháp lệnh nào ban hành trái với quan điểm đƣờng lối của Đảng.

Những năm gần đây Đảng đoàn Quốc hội đã làm tốt công tác vận động thuyết phục Đảng viên trong Quốc hội, trong các cơ quan tham mƣu giúp việc của Quốc hội tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả là các luật và pháp lệnh ban hành đƣợc nâng cao cả về số lƣợng và

chất lƣợng. Các luật trình Quốc hội đƣợc các đại biểu thảo luận sôi nổi, có tinh thần trách nhiệm và xây dựng. Thực sự chúng ta ít thấy bây giờ ngƣời dân gọi các đại biểu Quốc hội là “Nghị gật” nữa. Thông qua việc truyền hình trực tiếp một số phiên họp nhƣ khai mạc, bế mạc, chất vấn các thành viên của Chính phủ, việc đƣa tin về những nội dung cơ bản của kỳ họp, nhiều lần đăng tải công khai các dự thảo luật để nhân dân góp ý. Đảng đoàn Quốc hội có bƣớc tiến bộ đáng kể về công tác tuyên truyền và lấy ý kiến của nhân dân. Qua điều tra xã hội học của Trung tâm Thông tin , nghiên cứu thƣ viện của Văn phòng Quốc hội chúng ta thấy ngƣời dân càng ngày càng quan tâm hơn đến hoạt động của Quốc hội. Có 91% số ngƣời đƣợc hỏi đánh giá cao về những đổi mới trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội 1

. Đây là sự cố gắng trƣớc hết của Quốc hội và những cơ quan tham mƣu giúp việc cho Quốc hội, nhiều ngành, nhƣng tựu chung lại có sự đổi mới của việc Đảng lãnh đạo Quốc hội.

* Đánh giá phƣơng thức “ Đảng lãnh đạo bằng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội và Đảng viên ” .

Kiểm tra, giám sát vừa là nội dung vừa là phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Bất cứ sự lãnh đạo, quản lý nào cũng cần đƣợc kiểm tra, giám sát. Việc kiểm tra, giám sát phải đảm bảo tác dụng. Thứ nhất là phát hiện những sai trái, những biểu hiện lệch lạc để ngƣời lãnh đạo chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời, thứ hai là tìm những việc làm tốt, cá nhân, tổ chức làm tốt để biểu dƣơng, khen ngợi, học tập, lấy mô hình để làm điểm, đúc rút những bài học hay cho công tác lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)