Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói riêng.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 39)

và Quốc hội nói riêng.

1.5.1 Khái niệm về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.

Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng là cách thức, quy trình, phƣơng pháp mà Đảng sử dụng để lãnh đạo Nhà nƣớc, Quốc hội, Mặt trận, đoàn

thể, các tổ chức nhằm biến đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng thành hiện thực một cách đúng đắn và sáng tạo.

1.5.2 Các phƣơng thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nƣớc nói chung và Quốc hội nói riêng.

a) Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua đƣờng lối, quan điểm, các nghị quyết, các quyết định, chỉ thị, các nguyên tắc về các vấn đề hệ trọng của Đất nƣớc.

Bằng trí tuệ, kinh nghiệm và vai trò của mình Đảng đƣa ra các nghị quyết, cƣơng lĩnh, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Có những nghị quyết hay quyết định cụ thể về từng vấn đề, nhƣ an ninh, quốc phòng có những nghị quyết hay quyết định có ảnh hƣởng lâu dài, nhƣng có những nghị quyết, quyết định về những vấn đề cấp bách, mới nảy sinh, hay chỉ có ảnh hƣởng trong thời gian ngắn. Nhƣng đây vẫn là một phƣơng thức cơ bản để Đảng thực hiện và chuyền tải sự lãnh đạo của mình, vì thông qua đó Nhà nƣớc cụ thể hoá thành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản dƣới luật hay thành các kế hoạch, chính sách của Nhà nƣớc.

b) Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua Đảng Đoàn Quốc hội.

Thông qua Đảng Đoàn Quốc hội và các Đảng viên thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Các Đảng viên và Đảng Đoàn Quốc hội chấp hành các quy định và các nguyên tắc sinh hoạt của Đảng. Thực hiện theo đƣờng lối và chủ trƣơng chung của Đảng.

c) Đảng thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động của Quốc hội thông qua Đảng đoàn Quốc hội và Đảng viên.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định vừa là chức năng lãnh đạo đồng thời cũng là một phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. 1

Do vậy Đảng phải lãnh đạo các tổ chức các cơ sở Đảng kiểm tra việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng . Đảng thông qua Ban cán sự và các đồng chí đảng viên là lãnh đạo để lên chƣơng trình kiểm tra thƣờng xuyên, kiểm tra định kỳ hay kiểm tra đột xuất các hoạt động của Nhà nƣớc và các đoàn thể nói chung và của Quốc hội nói riêng. Đảng có thể kiểm tra toàn diện hoặc hoặc kiểm tra thực hiện từng nghị quyết , từng mặt công tác. Công tác kiểm tra của Đảng không có nghĩa chỉ khi nào có vụ việc nổi cộm mới vào kiểm tra mà kiểm tra cả mặt tích cực để biểu dƣơng, đúc kết và nhân rộng, kiểm tra những lệch lạc, sai trái để uốn nắn, khắc phục. Thông qua kiểm tra để bổ sung hoàn thiện đƣờng lối, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh đó Đảng còn lãnh đạo, động viên quần chúng cùng tham gia, hoặc tham gia có định hƣớng công việc kiểm tra, giám sát của Đảng. Đảng tôn trọng các phát hiện của quần chúng nhân dân, Đảng có bộ phận thƣờng trực tiếp dân, nghiên cứu các đơn từ, phản ánh của nhân dân.

d) Đảng thống nhất quản lý, giới thiệu và quyết định cán bộ ở một số chức vụ nhất định của Quốc hội.

Đảng xác định về nguyên tắc trong việc thành lập hay sắp xếp lại bộ máy của Nhà nƣớc và các Đoàn thể, về chức danh, tiêu chuẩn của ngƣời lãnh đạo, quản lý chủ chốt, về đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch và sử dụng cán bộ. Đảng cũng xem xét giới thiệu hay quyết định cử các chức vụ chủ

1 Trang 26, Đề tài về tổng kết phƣơng thức lãnh đạo của Đảng của tiểu ban tổng kết xây dựng Đảng. Năm 1994 1994

chốt của Nhà nƣớc và các Đoàn thể. Trên cơ sở chế độ bầu cử và cử, Đảng tôn trọng pháp luật của Nhà nƣớc và điều lệ của các đoàn thể, nhƣng Đảng còn lãnh đạo việc xây dựng cơ chế đánh giá cán bộ, tuyển chọn, đề bạt cán bộ, chính từ lẽ đó sẽ làm cơ sở và nền tảng để cán bộ chủ chốt có đƣợc bầu vào các vị trí tƣơng ứng hay không.

Chương II. Thực trạng Đảng lãnh đạo Quốc hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)