Bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 61)

Qua nghiên cứu và đánh giá về nội dung và phƣơng thức lãnh đạo qua ba thời kỳ chúng ta rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

* Mỗi thời kỳ Đảng phải có sự thay đổi về phương thức lãnh đạo cho phù hợp với nội dung lãnh đạo.

Do mỗi giai đoạn có sự thay đổi về kinh tế xã hội nên chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng trong các giai đoạn khác nhau là có sự khác nhau, mà phƣơng thức lãnh đạo đề ra để nhằm thực hiện thắng lợi nội dung

lãnh đạo. Nếu nội dung, tính chất lãnh đạo thay đổi thì không thể dùng mãi các phƣơng thức cũ đƣợc.

Bên cạnh đó theo tƣ duy biện chứng thì dù có phƣơng thức nào hay đến đâu chăng nữa cũng chỉ tƣơng thích trong một thời gian nhất định, với những nhiệm vụ nhất định và trong một hoàn cảnh nhất định. Phƣơng thức chỉ tối ƣu khi cả ba vấn đề trên hoà quện và đúc rút ra phƣơng thức. Không thể có phƣơng thức lãnh đạo nào nằm ngoài nội dung lãnh đạo.

Đây là vấn đề mang tính quy luật, Đảng không nên tự mình sáng tạo ra những phƣơng thức riêng cho mình để thành cẩm nang áp dụng cho các thế hệ lãnh đạo.

Dân ta đã có câu cửa miệng, nhiệm vụ nào thì vào cách thức ấy, nên việc nghiên cứu và đề ra phƣơng thức lãnh đạo cho Đảng phải xem xét từ nội dung lãnh đạo.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng có quan hệ hữu cơ với trình độ dân trí và trình độ dân chủ của xã hội.

Theo quy luật phát triển của xã hội, trong mỗi quốc gia nhìn chung dân chủ càng ngày càng đƣợc mở rộng, dân trí càng ngày càng đƣợc nâng cao thì sự lãnh đạo của Đảng phải đƣợc nâng cao cả về khoa học, tính thuyết phục và không thể áp đặt sự lãnh đạo đối với xã hội đƣợc. Nƣớc ta có độc Đảng nên sự áp đặt luôn có xu hƣớng xảy ra trong các cấp uỷ Đảng.

Nhân dân với trình độ và ý thức chính trị cao thì càng đòi hỏi tổ chức Đảng và Đảng viên phải gƣơng mẫu, dân chủ và không ngừng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo.

Bên cạnh đó mở rộng dân chủ có nghĩa là nhân dân ngày càng tham gia sâu rộng, trực tiếp vào các công việc của Nhà nƣớc nói chung

và Quốc hội nói riêng cộng với sự tự giác thực hiện chính sách và pháp luật. Lúc đó cả Đảng và Nhà nƣớc phải làm tốt hơn nữa chức năng của mình và chịu sự giám sát có hiệu quả hơn của nhân dân. Do vậy một mặt Đảng phải hoàn thiện hơn về đƣờng lối vừa tạo ra cơ chế phù hợp để nhân dân tham gia theo một trật tự và quy trình.

* Phương thức lãnh đạo của Đảng vừa tuỳ thuộc vừa phải phản ánh được sự trưởng thành của Đảng của cán bộ Đảng viên.

Khi trình độ của đội ngũ cán bộ đảng viên đƣợc nâng cao thì các tổ chức Đảng, toàn Đảng sẽ trƣởng thành cả về nhận thức và khả năng lãnh đạo. Mà mỗi bƣớc trƣởng thành của Đảng đòi hỏi phải có sự cải tiến về phƣơng thức lãnh đạo.

Thực tế cho thấy không phải tất cả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng hay các ý kiến phát biểu của lãnh đạo Đảng đều đƣợc dễ dàng chấp nhận, nhất là khi trình độ Đảng viên đƣợc nâng cao thì Đảng viên không thể chỉ chấp hành các Nghị quyết hay sự chỉ đạo một cách máy móc. Chính vậy Đảng rõ ràng cần phải có phƣơng thức thích hợp để sự lãnh đạo của mình thuyết phục hơn.

* Phương thức lãnh đạo phải căn cứ vào điều kiện vật chất và phương tiện phục vụ sự lãnh đạo.

Cho tới giai đoạn hiện nay cách thức lãnh đạo chủ yếu thông qua các chỉ thị , nghị quyết hoặc hội họp, bổ biến ... còn trong giai đoạn chiến tranh cách thức làm việc mạng nặng tính thủ công và "du kích" .

Có thể nói phƣơng thức lãnh đạo phụ thuộc rất lớn vào các phƣơng tiện phục vụ, các cách thức nêu trên có cái là truyền thống, có cái đã quá lỗi thời. Vậy khi bƣớc sang thế kỷ XXI Đảng ta suy nghĩ thế nào về phƣơng thức mới cho phù hợp với điều kiện phục vụ lãnh đạo của Đảng.

Nhƣ chúng ta đã biết hiện nay Trung ƣơng Đảng đã xây dựng mạng diện rộng của Đảng có tên là DCS xuống hết 61 tỉnh, thành uỷ và các Ban của Đảng ở Trung ƣơng, nhiều tỉnh đã kết nối xuống các Huyện, thị uỷ và các Ban Đảng ở các Tỉnh. Tƣơng tự nhƣ vậy bên Chính phủ đã xây dựng mạng diện rộng có tên là CP và đang thực hiện đề án rất lớn đó là tin học hoá quản lý hành chính Nhà nƣớc. Việt Nam cũng đã ký kết hiệp định khung về hệ thống trao đổi thông tin mạng cấp Chính phủ giữa các nƣớc ASEAN. Nhƣ vậy vấn đề tin học và hệ thống máy tính đã là một điều kiện rất đặc thù trong thế kỷ XXI.

Bên cạch đó cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì vấn đề thông tin càng ngày càng trở nên quan trọng. Bất cứ cơ quan, tổ chức nào muốn lãnh đạo đúng thì trƣớc hết phải có nhiều thông tin, thông tin phải chính xác, nhanh nhậy và trong những chừng mực nhất định cần phải có sự đa dạng về thông tin (cả thông tin thuận và thông tin nghịch). Nếu không có thông tin, hoặc thông tin chậm, thông tin không đầy đủ sẽ ảnh hƣởng đến việc ra quyết định, ảnh hƣởng đến sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Nếu thông tin thiếu chính xác thì cơ sở của sự lãnh đạo đã không chính xác, nếu thông tin chậm thì dễ bỏ lỡ thời cơ, thiếu thông tin ngƣợc thì cách nhìn sẽ dễ dẫn đến phiến diện.

Ngày nay các thiết bị và phần mềm thông minh còn có khả năng hỗ trợ việc ra quyết định, dựa trên những yếu tố cố định về khoa học , về quy trình ... do đó việc nâng cao và hiện đại hoá cơ sở vật chất, phƣơng tiện, trang thiết bị làm việc cũng là đòi hỏi trở lại là phải có những thay đổi về phƣơng thức lãnh đạo của Đảng.

Chỉ nói mƣời năm về trƣớc những khái niệm nhƣ hội thảo từ xa, tác nghiệp qua mạng, giao ban trên mạng, lƣu trình công việc ... còn rất xa vời đối với thực tiễn hoạt động của nƣớc ta đặc biệt còn gần nhƣ là vấn đề "ngoại nhập" trong Đảng và Nhà nƣớc, Quốc hội, nhƣng hôm nay Đảng, Nhà nƣớc đã cam kết và bắt tay xây dựng, tiến tới thực hiện càng sớm càng tốt.

Chương III. Phương hướng và giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 61)