Trang 326, Đề tài KHXH 05.05 (Sđd)

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 59)

I. Đánh giá việc lãnh đạo và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.

1Trang 326, Đề tài KHXH 05.05 (Sđd)

Đánh giá phƣơng thức “ Đảng thống nhất quản lý, giới thiệu và quyết định cán bộ ở một số chức vụ nhất định của Quốc hội ” .

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn công tác lãnh đạo của Đảng và tƣ tƣởng của Hồ Chủ tịch về công tác cán bộ : “ Cán bộ là gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém ” 1

. Việc Quốc hội hoạt động có chất lƣợng và hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào các đại biểu Quốc hội, cán bộ làm công tác tham mƣu giúp việc cho Quốc hội.

Do vậy Đảng luôn quan tâm đến công tác cán bộ của Quốc hội. Trƣớc các kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban Tổ chức Trung ƣơng Đảng phối hợp với Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội lập ra các tiểu ban làm công tác chuẩn bị cho công tác bầu cử. Trong đó trọng tâm là công tác chuẩn bị về cơ cấu, số lƣợng đại biểu, các tiêu chuẩn để trở thành các ứng cử viên, sự phân bổ đại biểu Quốc hội.

Việc giới thiệu để bầu vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội là do Ban Chấp hành Trung ƣơng giới thiệu. Bộ Chính trị có trách nhiệm đề xuất với Ban Chấp hành Trung ƣơng một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị để Ban Chấp hành họp và quyết định giới thiệu đồng chí đó ứng cử làm Chủ tịch Quốc hội. Việc giới thiệu nhân sự vào chức vụ Chủ tịch Quốc hội đƣợc làm dân chủ, đúng quy trình. Nhƣng công tác quy hoạch để đào tạo cán bộ cho các chức vụ cụ thể này Đảng làm chƣa tốt. Bộ Chính trị đa số mới căn cứ vào việc chọn trong các đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị, chứ chƣa thực sự quan tâm đến kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực lập pháp để giới thiệu.

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 59)