Tính tất yếu khách quan của việc đổi mới phương thức lãnh

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 66)

đạo của Đảng đối với Quốc hội .

Trong chƣơng II luận văn đã đánh giá cả về nội dung và phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Trong giai đoạn từ sau đại hội Đảng lần thứ VI đến nay đã có rất nhiều chuyển biến trong việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nhƣ:

- Về nhận thức, Ban chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ ngày càng nhận thức sâu sắc về chức năng , nhiệm vụ đâu là của Đảng đâu là của Quốc hội, về mối quan hệ của Đảng với Quốc hội. Xác định ngày càng rõ hơn, cụ thể hơn nội dung, phạm vi, mức độ lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội. Đảng ngày càng chú ý đến lãnh đạo toàn diện, những kinh nghiệm quá khứ cho thấy Đảng phải tập trung thời gian và trí tuệ cho những vấn đề chiến lƣợc, trọng yếu. Giảm bớt sự vụ, ôm đồm, bao biện nhiều vấn đề, nhƣng tránh buông lỏng một số mặt. Đảng đề xƣớng chủ trƣơng "lấy lãnh đạo kinh tế làm trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt" để từ đó cũng yêu cầu các cơ quan, đoàn thể nâng cao chất lƣợng, hiệu lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nƣớc.

- Đảng đang từng bƣớc cải tiến và hoàn thiện cách thức và quy trình ra quyết định. Quyết định của Đảng có tỷ trọng về các vấn đề mang tính quan điểm, chủ trƣơng, định hƣớng lớn hơn là các quyết định mang tính sự vụ. Nhƣng những quyết định này phải đƣợc khảo nghiệm qua thực tiễn hoạt động, lấy ý kiến của các cấp uỷ Đảng liên quan, ý kiến của phía Chính phủ, các đoàn thể, các nhà khoa học .... Đảng cũng đã có quy định đối với các cán bộ cao cấp phải đi công tác thực tế địa phƣơng theo

định kỳ, chứ không chỉ ngồi nghe các báo cáo của các cấp , các ngành đƣợc.

Bên cạnh đó có khi trƣớc khi đƣa ra quyết định, Đảng đã tổ chức hội thảo, chuyên đề để làm rõ các căn cứ lý luận và kinh nghiệm của những ngƣời làm thực tiễn phát biểu ý kiến từ đó huy động đƣợc trí tuệ cả về phƣơng diện lý luận và các bài học kinh nghiệm.

- Đảng đã phát huy đƣợc dân chủ và đề cao trách nhiệm cá nhân của các Đảng viên đƣợc Đảng giao các trọng trách, Đảng đã xây dựng và đang hoàn thiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Chúng ta ngày càng thấy rõ sinh hoạt trong Đảng, trong Quốc hội dân chủ ngày càng đƣợc phát huy, đề cao trách nhiệm cá nhân của các đại biểu Quốc hội. Các Đảng viên do Đảng phân công tham gia Quốc hội đã nâng cao tính thuyết phục của ngƣời lãnh đạo trong Quốc hội, nhƣng đồng thời tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các vị đại biểu quốc hội khác. Từ đó vai trò lãnh đạo của Đảng và phƣơng thức giới thiệu cán bộ Đảng để làm lãnh đạo từng bƣớc đƣợc thuyết phục hơn.

- Bộ chính trị, Ban Bí thƣ, Ban chấp hành, ngoài xây dựng chƣơng trình hoạt động toàn khoá, còn xây dựng chƣơng trình cụ thể, hàng năm, hàng quý, hàng tháng, tuần. Nhƣ vậy, cách thức làm việc của Đảng ở Trung ƣơng ngày càng cụ thể hơn, có kế hoạch và định hƣớng rõ ràng cho hoạt động của Đảng ở cấp Trung ƣơng để từ đó cấp địa phƣơng các ngành có điều kiện hoạch định các công việc của cơ quan mình, đơn vị mình.

Những năm gần đây, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ luôn chú ý đến việc giao ban với các Ban ngành ở Trung ƣơng qua đó tập hợp đƣợc các

thông tin nắm bắt tình hình vừa đầy đủ vừa tổng quát và đồng thời có những định hƣớng giải quyết các vấn đề bức xúc một cách kịp thời.

- Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng, Đảng viên là lãnh đạo của Quốc hội thƣờng xuyên thâm nhập thực tiễn và tiếp xúc với dân, tiếp xúc, đối thoại với cử tri . Qua đó tổ chức, vận động tham gia trong việc xây dựng các chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng . Dần khắc phục đƣợc đƣợc sự chủ quan, duy ý chí . Giải quyết các vấn đề thực tiễn bằng chính những vấn đề thực tiễn cung cấp. Chúng ta cũng đã thấy nhiều vấn đề của Đảng của Quốc hội không phải do các cơ quan hay bộ phận có chức năng phát hiện mà do quần chúng nhân dân phát hiện và phản ánh. Có những ý kiến hay phản ánh của quần chúng đã gợi ý cho Trung ƣơng đi đến những quyết định hay những chính sách quan trọng.

Tuy bƣớc đầu có những kết quả tích cực, nhƣng phƣơng thức lãnh đạo của Đảng vẫn còn nhiều tồn tại, nhiều vấn đề cần đƣợc hoàn thiện hơn. Ngay trong việc xây dựng, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo đã đƣợc Đảng quan tâm, nhƣng thực sự chƣa tƣơng xứng với chuyển biến của Quốc hội nói riêng và các thay đổi về kinh tế xã hội nói chung. Chúng ta cũng mạnh dạn đánh giá mấy năm gần đây Quốc hội đã có nhiều chuyển biến rất tích cực. Về số lƣợng các dự luật , pháp lệnh (theo kỷ yếu ) ban hành nhiều hơn rất nhiều. Chất lƣợng thẩm định của các dự án luật cũng đƣợc nâng cao, vai trò vị trí của Quốc hội đã đƣợc thể hiện đậm nét hơn trong đời sống chính trị của đất nƣớc. Việc đổi mới phƣơng thức lãnh đạo cũng chƣa tƣơng xứng với chính bản thân việc xây dựng và chỉnh đón Đảng. Từ khi có nghị quyết TW 6 (lần 2) và Đảng luôn xem việc chỉnh đốn Đảng đi đôi với việc xây dựng Đảng và coi đây là công việc

thƣờng xuyên của Đảng, nhƣng đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của chính bản thân mình thì vẫn còn lúng túng, chƣa có sự chuyển biến rõ rệt.

Phƣơng thức lãnh đạo của Đảng nói chung trong mỗi điều kiện lịch sử khác nhau là khác nhau, hiện nay thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề nhạy cảm, phức tạp đòi hỏi Đảng phải có cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn thật vững chắc và thuyết phục, trong khi chính bản thân Đảng, chủ thể

lãnh đạo cũng đang trong trạng thái đổi mới và chỉnh đốn thì dẫu sao

vẫn không tránh khỏi rơi vào lúng túng.

Đảng đang tiến hành đổi mới và chỉnh đốn trong điều kiện chính trị phức tạp, thế giới nhiều biến động và bất trắc, do vậy việc đổi mới nói chung phải thực sự chắc chắn, việc đổi mới không dẫn đến sự rối loạn.

Song từ đó lại nảy sinh tư tưởng chần chừ do dự, chưa thực sự quyết tâm đổi mới về phương thức lãnh đạo.

Đảng đã đề cập nhiều lần về đổi mới lề lối làm việc, về cách thức ra quyết định, nhƣng chƣa đề cập nhiều đến đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội, nếu đƣa vấn đề đổi mới đến tầm "Phƣơng thức" thì Đảng chƣa thực sự đi sâu, chƣa gắn bó chặt chẽ và đồng bộ giữa phƣơng thức lãnh đạo với nội dung lãnh đạo và tổ chức - cán bộ, Đảng cũng chƣa đƣa ra đƣợc quy chế hay quy định thống nhất về đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội nói riêng hay đối với hệ thống chính trị nói chung.

Từ trƣớc đến nay Đảng thƣờng quan tâm nhiều đến việc đƣa ra đƣờng lối chủ trƣơng nhiều hơn, nên các phương thức lãnh đạo theo kiểu cũ vẫn còn tồn tại và mang nặng quan điểm Đảng phải lãnh đạo

tất cả và tất cả phải bí mật. Qua khảo sát ở Văn phòng Trung ƣơng

các báo cáo, các dự thảo quyết định... có quá nhiều loại thuộc "TUYỆT MẬT" "TỐI MẬT" , "MẬT" mà tại sao không quan niệm là các văn bản, chủ trƣơng của Đảng càng nhiều ngƣời biết càng tốt, để coi đó là một hình thức tuyên truyền cho cán bộ, Đảng viên, nhân dân thực hiện đồng thời có sự giám sát của nhân dân. Chỉ trừ một số ít những loại văn bản liên quan đến an ninh quốc gia, quan hệ đối ngoại, những vấn đề kinh tế quan trọng mới nên thực sự bí mật.

Về nhận thức, Đảng ta vẫn còn lúng túng, chƣa cụ thể hoá, thể chế hoá đầy đủ về phƣơng thức chỉ đạo, về đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng. Do vậy trong việc tổ chức, bố trí cán bộ Đảng cho Quốc hội và Nhà nƣớc vẫn còn mang tính "tình huống" chứ chƣa thành một chiến lƣợc, một quy trình chặt chẽ.

Về tổ chức thực hiện, chúng ta vẫn nói về lý thuyết Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nƣớc cao nhất, nhƣng trên thực tiễn hoạt động của các Nhà nƣớc nói chung thì nhành hành pháp luôn có xu hƣớng lấn át nhành lập pháp, ở nƣớc ta không thể không nói có sự phụ thuộc ít nhiều của Quốc hội với Chính phủ. Bên cạnh đó theo nguyên tắc hiến định, Đảng lãnh đạo Quốc hội, nhƣ vậy trên thực tế có lúc Quốc hội cũng không dễ dàng và dứt khoát trong các hoạt động của mình. Đặc biệt là các vấn đề có liên quan đến kinh tế chẳng hạn, thì cần phải làm rõ hơn đâu là phạm vi lãnh đạo của Đảng, đâu là việc thực hiện của Chính phủ. Hiện tƣợng này có lúc chúng ta cảm thấy có hai hệ thống quyền lực chạy song song, dễ dẫn đến sự không đồng nhất, chồng chéo về quyền hạn, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của Quốc hội bị ảnh hƣởng.

- Kiểm tra vẫn là một khâu chƣa thực sự mạnh mẽ nhƣ một chức năng lãnh đạo của Đảng với Quốc hội. Việc kiểm tra của Đảng đối với

Quốc hội dƣờng nhƣ chỉ nằm trong phạm vi điều lệ Đảng, của sự chấp hành các nghị quyết và quyết định của Đảng liên quan đến công việc của Quốc hội thông qua Ban cán sự Đảng Quốc hội, Đảng viên trong Quốc hội chứ chƣa đặt vấn đề Quốc hội chấp hành hiến pháp và pháp luật nhƣ thế nào ?

- Công cụ và điều kiện phục vụ cho sự lãnh đạo của Đảng còn có

Một phần của tài liệu Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay (Trang 66)