THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHAI TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 72)

BÀN HUYỆN THANH TRÌ

Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chết, thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; trường hợp chết không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi

người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Lợi ích từ việc đăng ký khai tử là rất lớn, đồng thời đây cũng là quy định chung của pháp luật bắt buộc mọi công dân phải thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn xem nhẹ việc đăng ký khai tử cho người thân của mình, vài năm trước đây tình trạng không đăng ký khai tử hoặc khai tử quá hạn trên địa bàn huyện Thanh Trì diễn ra khá phổ biến. Theo báo cáo số 976/BC-UBND huyện Thanh Trì ngày 27/10/2010 báo cáo kết quả rà soát những trường hợp chưa đăng ký khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì từ năm 1961 đến tháng 7/2010 thì có tới 5.987 trường hợp chưa đăng ký khai tử. Mặc dù là huyện ngay sát trung tâm thành phố nhưng số lượng chưa đăng ký khai tử như trên là quá lớn. Có nhiều nguyên nhân như: công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật còn chưa sâu, rộng, nhận thức của người dân về đăng ký khai tử còn hạn chế; mức xử phạt vi phạm về đăng ký khai tử còn nhẹ không đủ sức răn đe, giáo dục; các cơ quan có chức năng, thẩm quyền trong việc xử lý không thực hiện kiên quyết xử phạt trường hợp vi phạm; một số người suy nghĩ chủ quan cảm thấy không cần thiết và chỉ đến khi làm các thủ tục cần đến giấy chứng tử để chia thừa kế, hưởng các chế độ chính sách…thì lúc này họ mới thấy việc đăng ký khai tử thật sự có ý nghĩa.

Nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Trì vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên sau khi gia đình có người chết thì việc đi đăng ký khai tử với cơ quan nhà nước chưa được quan tâm đúng mức do hạn chế về nhận thức, trước mắt gia đình chưa thấy được việc đi khai tử quan trọng như thế nào vì theo họ người chết không có chế độ gì cần giải quyết như không có hưu trí, không có bảo hiểm....và hơn nữa với đặc thù của huyện Thanh Trì là huyện Nông nghiệp, mỗi địa phương (làng, xã) đều có khu nghĩa trang riêng việc gia đình nào có người chết cần an táng thì thủ tục cũng rất đơn giản vì những người quản lý nghĩa trang cũng là người địa phương nên họ nắm bắt được sự kiện do vậy cũng không đòi hỏi phải có giấy chứng tử mới được được an táng.

Qua tìm hiểu nguyên nhân tỷ lệ đăng ký khai tử đúng hạn thấp, đa phần các địa phương cho rằng việc có người chết là một chuyện buồn lớn trong gia đình, quan niệm "chết là hết" cho nên thân nhân của người chết không quan tâm đến việc đi đăng ký khai tử cho người chết. Chỉ khi nào việc đăng ký khai tử có liên quan đến quyền lợi của gia đình họ như thừa kế, các vấn đề liên quan đến chính sách... thì thân nhân của người chết mới đi làm thủ tục khai tử cho người chết. Bên cạnh đó thì việc quan tâm của chính quyền địa phương đối với công tác này chưa thật sự được chú trọng. Những điều đó đã làm cho việc đăng ký khai tử đúng hạn ở địa phương đạt tỷ lệ không cao. Tuy nhiên, cũng có địa phương, cán bộ tư pháp xã đã làm rất tốt công tác này, ngoài việc vận động nhân dân đi đăng ký khai tử khi gia đình có người chết thì cán bộ Tư pháp xã phối hợp với công an xã, công an thôn để lấy thông tin của người chết ở các thôn xóm trên địa bàn xã và mời thân nhân của người chết đến làm thủ tục khai tử. Đây cũng là một cách làm hay, tích cực nhằm theo dõi sự biến động dân số ở địa phương.

Có thể thấy rõ rằng việc nắm không chính xác số người chết ở địa phương đã gây khó khăn trong công tác quản lý của chính quyền địa phương, không theo dõi được sự biến động dân số dẫn đến tổng hợp số liệu thống kê hộ tịch báo cáo cấp trên không thể chính xác được.

Trong thực tế thì có nhiều trường hợp có người chết đã vài năm rồi nhưng thân nhân của họ vẫn chưa đi khai tử, vì cho rằng chết là hết rồi, không liên quan gì nữa. Dưới góc độ pháp luật thì việc này rõ ràng là một vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch. Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP thì thời hạn đi khai tử là 15 ngày, kể từ ngày chết. Người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử là thân nhân của người chết, nếu người chết không có thân nhân, thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, nơi người đó cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Như vậy, việc thân nhân người chết không đăng ký khai tử cho người chết trong thời gian quy định trên là vi phạm pháp luật, nếu quá thời

hạn nêu trên thân nhân của người chết mới đi đăng ký khai tử thì phải đăng ký khai tử theo thủ tục đăng ký quá hạn. Nếu không có lý do chính đáng thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Tại Khoản 2 Điều 95 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định "Cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải đi đăng ký hộ tịch mà không thực hiện đúng các quy định của Nghị định này, thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính" [4]. Cụ thể hóa quy định trên, tại khoản 1 điều Điều 14 Nghị định 76/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp có quy định: "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người có trách nhiệm phải đăng ký khai tử cho người đã chết không thực hiện việc đăng ký trong thời hạn do pháp luật quy định" [5].

Có thể thấy dưới góc độ quy định của pháp luật về trách nhiệm đăng ký khai tử của thân nhân người chết là khá rõ ràng. Tuy nhiên, còn một khía cạnh khác đó là sự thể hiện trách nhiệm, tình cảm của người còn sống đối với người đã chết. Đăng ký khai tử cho người chết là bổn phận, là trách nhiệm của người còn sống không những đối với người chết, mà còn là trách nhiệm, là nghĩa vụ của một công dân đối với xã hội, thể hiện nếp sống văn minh, thái độ tuân thủ pháp luật của công dân. Không nên nghĩ rằng khi nào có quyền lợi cho mình thì làm, còn nghĩa vụ thì không, đó là một cách suy nghĩ tiêu cực, không đúng đắn. Đăng ký khai tử cho người đã chết cũng là quyền lợi và nghĩa vụ của người còn sống.

Quy định của pháp luật thì khai tử là thủ tục phải giải quyết ngay nhưng trên thực tế gia đình nào có thân nhân chết vào ngày nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì cũng rắc rối. Tuy gia đình muốn được mai táng đúng ngày giờ nhưng chính quyền xã không làm việc; có người chết có giấy báo tử của cơ quan công an hoặc bệnh viện nhưng chưa làm thủ tục đăng ký khai tử tại Ủy ban nhân dân xã thì Nhà tang lễ không đồng ý nhận làm thủ tục mai táng. Hơn nữa đối với những người chết tại nhà riêng thì không có loại giấy tờ nào xác

nhận sự kiện đã chết. Theo phong tục của người Việt Nam, việc chôn cất một người còn phải theo giờ "tốt", giờ "hợp tuổi" của người chết nên việc "chờ" khai tử là khó khăn cho người dân. Tuy nhiên, cũng không thể "trách" Ủy ban nhân dân xã vì không thể yêu cầu cán bộ tư pháp và lãnh đạo phường làm việc cả ngày nghỉ thường xuyên để... trực khai tử được. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở thường qui định việc tang phải tiến hành mai táng trước 36 giờ kể từ khi chết mà chẳng may lại rơi vào ngày thứ bảy, chủ nhật. Thế nên thực tế một số xã ở huyện Thanh Trì có tình trạng giấy chứng tử được... "làm sẵn", phòng khi vào ngày nghỉ có người qua đời, cứ đến nhà cán bộ tư pháp xin "điền" tên vào là được. Do vậy không tránh được trường hợp đã có người lợi dụng tình huống này để "tranh thủ" cán bộ tư pháp xã cấp khống cho giấy báo tử đối với người còn sống để thực hiện một "âm mưu" khác như lấy vợ (hoặc chồng) ở nước ngoài, "loại" khỏi danh sách người được hưởng di sản (vì chết trước người để lại di sản)…

Để nắm vững tình hình giảm dân số và tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như thực hiện quyền được khai tử. Tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định về thẩm quyền, thời hạn, trách nhiệm của người đi đăng ký khai tử. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa quy định cách giải quyết: Trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam thường trú trong nước nhưng chết ở nước ngoài mà người thân có yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của đương sự thì giải quyết như thế nào? Theo tôi nên quy định thân nhân của người chết tiến hành việc đăng ký khai tử tại nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi họ xuất cảnh ra nước ngoài là phù hợp nhất.

Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định trẻ em sinh ra sống được 24 giờ trở lên rồi mới chết cũng phải được đăng ký khai sinh và khai tử; nếu cha mẹ không đi đăng ký thì cán bộ tư pháp hộ tịch tự xác định nội dung để ghi vào sổ đăng ký khai sinh và khai tử. Quy định này rất khó khăn cho người thực hiện bởi họ không thể tự mình đặt tên cho đứa trẻ mà chỉ có thể phối hợp với cha mẹ đứa trẻ mới thực hiện được.

Để nắm vững tình hình giảm dân số và tạo thuận lợi cho người dân thực hiện các thủ tục pháp lý cũng như thực hiện quyền được khai tử. Tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định về thẩm quyền, thời hạn, trách nhiệm của người đi đăng ký khai tử. Tuy nhiên, còn một số trường hợp chưa quy định cách giải quyết: Trường hợp đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam thường trú trong nước nhưng chết ở nước ngoài mà người thân có yêu cầu đăng ký tại nơi cư trú của đương sự thì giải quyết như thế nào? Theo chúng tôi nên quy định thân nhân của người chết tiến hành việc đăng ký khai tử tại nơi cư trú cuối cùng của người chết trước khi họ xuất cảnh ra nước ngoài là phù hợp nhất.

Xuất phát từ những hạn chế về trình độ nghiệp vụ chuyên môn và năng lực của cán bộ tư pháp - hộ tịch. Trong thời gian qua tuy cán bộ tư pháp cơ sở của huyện Thanh Trì đã được tăng cường về số lượng (mỗi xã 1 cán bộ tư pháp - hộ tịch đến nay 9/16 xã, thị trấn đã được bổ sung thêm một cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch) và chất lượng (21/25 cán bộ tư pháp đều có bằng cử nhân luật) nhưng vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay cũng một phần ngoài nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã đăng ký và quản lý hộ tịch thì còn phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau (theo thống kê thì cán bộ tư pháp - hộ tịch phải đảm nhiệm 12 công việc) chính vì vậy mà không đủ thời gian để tập trung thực hiện tốt việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong đó có đăng ký khai sinh, khai tử. Hơn nữa cán bộ tư pháp - hộ tịch cũng thay đổi nhiều sau mỗi nhiệm ký bầu Hội đồng nhân dân do được tín nhiệm bầu vào các chức danh chủ chốt nên cũng là nguyên nhân ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác này.

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)