QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KHAI TỬ

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 60)

Khai tử là một trong những sự kiện hộ tịch của một con người. Những sự kiện hộ tịch cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra cho đến khi chết gồm nhiều sự kiện như đăng ký việc sinh, kết hôn, giám hộ, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch... và điểm cuối trong một chuỗi sự kiện đó là việc khai tử.

Khai tử là việc thân nhân của người chết đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khai báo những thông tin về việc xảy ra một sự kiện hộ tịch là có người chết để cơ quan nhà nước không chỉ theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch mà còn là cơ sở để thống kê nguyên nhân tử vong, giúp cho việc hoạch định các biện pháp y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân hợp lý. Trên cơ sở đã bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng và dân số kế hoạch hóa gia đình.

Theo quy định tại điều 20 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày chết thân nhân của người chết có trách nhiệm đi khai tử; trong trường hợp người chết

không có thân nhân thì chủ nhà hoặc người có trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức, nơi người đã cư trú hoặc công tác trước khi chết đi khai tử. Lợi ích từ việc khai tử là rất lớn, đồng thời đây cũng là quy định chung của pháp luật bắt buộc mọi công dân phải thực hiện. Nếu như những người thân được hưởng chế độ sau khi chết thì người thân còn đi khai tử để truy lĩnh chế độ tử tuất, mai tang phí... và quan trọng hơn là được chính quyền địa phương hoặc nghĩa trang cho phép mai táng. Tuy nhiên, quy định trên không phải địa phương nào cũng bắt buộc phải có giấy chứng tử mới được mai táng, nhiều nơi do là vùng nông thôn nên không cần đợi chính quyền cho phép, người dân vẫn tiến hành các nghi lễ theo phong tục và chọn ngày, giờ tốt rồi đưa người chết đi mai táng, mỗi thôn, làng có một khu nghĩa trang riêng. Chính quyền cũng khó buộc người dân phải đi đăng ký khai tử trước rồi mới được chôn vì những nghi lễ đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của người dân từ nhiều đời nay. Hơn nữa, chính quyền cũng thường là người trong họ, hàng xóm láng giềng. Mối quan hệ láng giềng, họ hàng thân tộc không ai nỡ nặng lời yêu cầu trong lúc tang chủ đang tất bật lo toan tang sự. Và hệ quả là việc đăng ký khai tử đã bỏ sót nhiều trường hợp, khai tử quá hạn gây nhiều sai lệch trong công tác đăng ký và quản lý ở địa phương nhất là những năm trước đây. Hiện nay nhiều người vẫn còn xem nhẹ việc đi đăng ký khai tử cho người thân của mình và tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: nhận thức của người dân về đăng ký khai tử còn hạn chế; mức xử phạt vi phạm về đăng ký khai tử còn nhẹ không đủ sức răn đe, giáo dục; các cơ quan có thẩm quyền trong việc xử lý không thực hiện kiên quyết xử phạt trường hợp vi phạm; một số người suy nghĩ chủ quan cảm thấy không cần thiết và chỉ đến khi làm các thủ tục cần đến giấy khai tử để chia thừa kế, hưởng các chế độ chính sách... thì lúc này họ mới thấy việc đăng ký khai tử thật sự có ý nghĩa. Như trường hợp của gia đình anh Trọng cùng thường trú tại thị trấn Văn Điển - Thanh Trì: Đầu năm 2011 bố anh Trọng chết, ba mẹ con anh sống nương tựa vào nhau và có

tích lũy được một số tài sản khá lớn là quyền sử dụng đất và một số tiền tích kiệm gửi ngân hàng. Tuy nhiên khoảng 10 năm 2011, mẹ anh Trọng qua đời. Sau khi lo mai táng cho mẹ đàng hoàng chị em anh đi làm thủ tục phân chia di sản thừa kế của bố mẹ để lại. Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì trong thủ tục khai nhận di sản gia đình anh Trọng phải xuất trình giấy chứng tử của bố và mẹ nhưng không ai trong chị em anh có. Sau khi nghe cán bộ giải thích thì chị em anh mới hiểu việc đăng ký khai tử rất quan trọng vì chỉ có giấy chứng tử mới chứng minh được bố, mẹ anh Trọng đã chết để làm các thủ tục liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế và gia đình đã thực hiện đăng ký khai tử quá hạn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp của bà Ninh thường trú tại xã Tứ Hiệp - Thanh Trì: Khi còn sống bà Ninh có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và sau khi bà chết, ông Long (chồng bà) đã làm thủ tục hưởng chế độ mai táng phí nhưng không được bảo hiểm xã hội huyện Thanh Trì giải quyết vì trong hồ sơ không có giấy chứng tử của bà Ninh và yêu cầu ông Long phải bổ sung hồ sơ là giấy chứng tử của bà Ninh. Sau khi thực hiện việc đăng ký khai tử cho vợ mình thì ông phải đến cơ quan bảo hiểm một lần nữa để hoàn tất hồ sơ, do tuổi cao việc đi lại rất bất tiện. Nếu ngay từ đầu gia đình ông hiểu và thực hiện đăng ký khai tử theo đúng quy định của pháp luật thì ông đã không phải tốn thời gian và công sức đi lại như bây giờ. Những trường hợp như trên xảy ra tương đối nhiều trên địa bàn huyện Thanh Trì nhất là những năm trước đây. Hai trường hợp trên sau khi được hướng dẫn đã thực hiện việc đăng ký khai tử và quyền lợi của họ cuối cùng cũng được giải quyết thỏa đáng. Tuy nhiên với trường hợp đăng ký khai tử quá hạn cho bố của gia đình anh Trọng thì ngoài việc thực hiện đăng ký quá hạn họ còn phải nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định.

2.3.1. Thẩm quyền đăng ký khai tử

Thẩm quyền đăng ký khai tử theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 158/2005/NĐ-CP được xác định như sau:

+ Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

+ Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đã chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

­Thẩm quyền về phân cấp: Phân cấp từ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xuống Ủy ban nhân dân cơ sở cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đăng ký khai tử cho người chết là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch cư trú ổn định lâu dài tại Việt Nam.

- Về thời hạn đi khai tử: "Thời hạn đi khai tử là 15 ngày kể từ ngày chết". Như vậy, khác với quy định trước đây, nghị định này đã quy định thống nhất trên mọi vùng, miền thuộc lãnh thổ Việt Nam đều có thời hạn chung là 15 ngày.

2.3.2. Thủ tục đăng ký khai tử

Hồ sơ đăng ký khai tử: Người đi đăng ký khai tử phải nộp giấy báo tử hoặc đơn xin khai tử có xác nhận của người làm chứng.

Đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết

Việc đăng ký khai tử cho người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được thực hiện khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Người yêu cầu Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải thực hiện việc đăng ký khai tử. Hồ sơ của việc đăng ký khai tử phải có quyết định đã có hiệu lực của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Theo tiến trình phát triển của pháp luật dân sự, các quy định về quyền khai sinh, khai tử trong mỗi thời kỳ cũng được quy định với các mức độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, pháp luật của Nhà nước ta từng bước quy định về

quyền nhân thân của cá nhân, trong đó quyền khai sinh, khai tử ngày càng được pháp luật quy định cụ thể hơn và được bảo đảm thực hiện.

Quyền khai sinh, khai tử đã được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 và các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành. Quyền khai sinh, khai tử của cá nhân luôn được pháp luật bảo hộ, nhưng những quyền này phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Khi cá nhân thực hiện quyền dân sự của mình theo trình tự, thủ tục luật định thì quyền đó được pháp luật thừa nhận và giá trị pháp lý của quyền đó được bảo đảm bằng pháp luật.

Chương 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHAI SINH, KHAI TỬ

Một phần của tài liệu Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)